7 Thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường

Các chuyên gia nhận định, bệnh đái tháo đường có nguyên nhân là do các rối loạn di truyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người có thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học là những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh hơn hết.

Đái tháo đường do bỏ bữa sáng

Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc. Khi nhịn đói dễ dẫn đến phản ứng phá hủy insulin và giảm khả năng kiểm soát đường huyết trong máu. Những người bệnh cần ăn sáng đầy đủ bằng các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, sữa chua, trứng, bánh mì, bơ,…

Uống nhiều nước ngọt nguy cơ đái tháo đường

Các loại nước ngọt, trà đường, soda ngọt chỉ chứa đường mà không có calorie và bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng nước ngọt hàng ngày, thay vào đó khi khát nên uống nước hoặc các loại nước ép trái cây, sữa ít béo.

Ăn ít rau củ quả

Các loại rau củ quả nhưng cà chua, bông cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, mướp đắng, bí đỏ,… có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt.  Ngoài ra, các loại trái cây như việt quất, dâu tây, cam, bưởi,… có chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, tăng sản xuất insulin.

Không ăn cá

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại cá như cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi,… có chứa hàm lượng axit béo omega 3 rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường ăn cá còn dung nạp vào cơ thể hoạt chất adiponectin giúp điều hòa đường huyết, giảm viêm. Chính vì vậy, bạn nên ăn cá thường xuyên ít nhất là khoảng 2 lần mỗi tuần.

Tăng nguy cơ đái tháo đường do ăn khuya

Thói quen ăn đêm gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi. Đây có thể là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thức ăn khi dung nạp vào cơ thể buổi đêm sẽ khiến lượng đường huyết gia tăng, làm gián đoạn chức năng bài tiết insulin của cơ thể.

Thức khuya

Không chỉ việc ăn khuya, mà thức quá khuya cũng là một thói quen xấu cần bỏ ngay nếu như bạn không muốn bệnh đái tháo đường của mình thêm trầm trọng.  Cơ thể người cần được ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm để đảm bảo quá trình chuyển hóa chất, tiêu hóa thức ăn. Nếu ngủ ít hơn thời gian này sẽ làm phá hủy các hormone kiểm soát đường huyết dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người trầm cảm có thể khó kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Đồng thời việc buồn bã, lo lắng sẽ dẫn đến ham muốn ăn uống nhiều hơn gây tăng cân.

Mọi người cần chú ý những thói quen xấu trên đây và hạn chế toàn bộ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời, cải thiện cuộc sống sinh hoạt để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.