Bác sĩ đưa ra lời khuyên khi nào cần phẫu thuật nhân giáp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bướu nhân giáp đa phần là lành tính và không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên nhiều người bệnh không hiểu rõ lại luôn nghĩ rằng mổ mới dứt được bệnh. Đây không phải là quan niệm chính xác.

Không nên phẫu thuật u lành tính khi chưa được chỉ định

Việc thiếu kiến thức về bệnh, mong muốn được phẫu thuật cắt bỏ nhân giáp lành tính là việc điều trị kém khoa học. Bác sĩ chuyên khoa nhận định, những trường hợp u nhân giáp lành tính và nhỏ, hoặc u to nhưng không gây khó thở, nghẹn hay không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt cuộc sống thì không nên động đến dao kéo.

Việc phẫu thuật những u bướu nhân giáp lành tính cần được cân nhắc kỹ lưỡng và nên điều trị nội khoa trước. Ngay cả khi có kết luận chính xác thì cũng cần kiểm tra lại tình trạng của mình tại các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên môn trước khi đưa ra quyết định.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần u giáp khiến cho lượng hormon giáp bị thiếu hụt nên cơ thể lại bù đắp bằng cách tái tạo và sinh ra các u khác, khiến cho việc phẫu thuật không còn giá trị gì. Mặt khác, khi phẫu thuật u lành cắt bỏ đi tuyến giáp thì bệnh nhân phải xác định là cả đời cần dùng thuốc hormon tuyến giáp.

Bác sĩ đưa ra lời khuyên khi nào cần mổ nhân giáp?

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhân giáp khi các u bướu gặp phải vấn đề nghiêm trọng mà dùng thuốc không còn đạt được hiệu quả. Thông thường,  người bệnh phải mổ khi gặp phải trường hợp sau:

  • Nhân giáp lành tính nhưng gây chèn ép dẫn đến khó thở, khó nuốt. Nhân giáp chèn vào đường thở, lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ.
  • Người bị ung thư tuyến giáp hoặc nghi ngờ ung thư, nhân giáp ác tính là loại ung thư dễ dàng xâm lấn gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Bướu nhân giáp còn có thể di căn gây tổn thương cho xương, não, gan, phổi,…

Bên cạnh đó, khi quyết định mổ bác sĩ sẽ phải đánh giá và phân loại chính xác các yếu tố gây nhân giáp. Ngoài những thay đổi về mặt thể tích các nhân giáp còn có thể thay đổi cả về cấu trúc của tuyến giáp.

Bác sĩ phân loại bướu nhân giáp theo chức năng như: Nhân giáp có chức năng tuyến giáp bình thường, nhân giáp thiểu năng tuyến giáp, nhân giáp với tăng năng tuyến giáp hay còn gọi là cường giáp.

Phân loại theo hoàn cảnh phát sinh: Nhân giáp đơn giáp, nhân giáp thể dịch hay nhân giáp dịch địa phương,…

Sau khi phân loại và xác định chính xác tình trạng cũng như thể trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận và đặt lịch phẫu thuật phù hợp.

Hy vọng những thông tin về việc phẫu thuật nhân giáp trên đây giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát về cách điều trị phù hợp nhất với mình và người thân.