Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ

Các bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp trong thai kỳ như suy giáp, suy giáp dưới lâm sàng, cường giáp Basdow, cường giáp thoáng qua…

  • Sự cần thiết sàng lọc bệnh lý giáp trong thai kỳ ?

Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Cũng trong giai đoạn này, bắt đầu sự hình thành và phân chia các cơ quan trong cơ thể trẻ diễn ra. Chính vì vậy, các bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

  • Bệnh lý giáp thường gặp trong thai kỳ: chẩn đoán và diều trị

Các bệnh lý giáp thường gặp trong thai kỳ như suy giáp, giảm thyroxine đơn độc, nhiễm độc giáp thoáng qua khi có thai, bệnh cường giáp basedow..

  • Suy giáp thai kỳrõ: tỷ lệ gặp 0,3-0,5% gồm các bệnh lý thường gặp như viêm giáp Hashimoto, thiếu iod, phẫu thuật tuyến giáp, thuốc kháng giáp hoặc suy tuyến yên. Theo hội giáp trạng Hoa kỳ 2015 suy giáp được chẩn đoán nếu ở quý 1 thai kỳ có TSH > 2,5mUI/l và FT4 giảm; ở quý 2 và 3 có TSH > 3,0mUI/l và FT4 giảm; hoặc TSH > 10mUI/l bất kể FT4. Điều trị  phụ thuộc vào thời gian chẩn đoán, bổ sung hocmon gíap để đạt mục tiêu TSH < 2,5mUI/l hoặc trong giới hạn tham chiếu.
  •  Suy giáp dưới lâm sàng: có tỷ lê 2-3%, thay đổi tuỳ theo tình trạng cung cấp iode và chủng tộc ngưỡng TSH, chẩn đoán. Theo hội giáp trạng Hoa Kỳ suy giáp dưới lâm sàng khi TSH từ 2,5-10mUI/l, FT4 bình thường. Mục tiêu điều trị TSH < 2,5mUI/l.
  • Bệnh lý giáp tự miễn trên bệnh nhân bình giáp: có khoảng 10% phụ nữ có thai có TPO Ab hoặc TgAb dương tính. Sản phụ và thai nhi có thể bị một số biến chứng như: sảy thai, sinh non, viêm tuyến giáp sau sinh….các phương pháp điều trị chính như bổ sung hocmon giáp, bổ sung selenium… tuy nhiên còn nhièu tranh cãi.
  • Nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ: tỷ lệ nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ khoang 1-3 % sản phụ. Tình trang này xảy ra do tăng cao nồng độ beta HCG. Gặp nhiều hơn ở đa thai, và nghén nặng. Các triệu chứng thường nhẹ, nhiều lúc khó phân biệt với triệu chứng sớm của cường giáp basedow nhưng không có bướu giáp, bệnh lý về mắt, các kháng thể kháng giáp
  • Cường giáp basedow trong thai kỳ: xảy ra khoảng 0,2% trong thai kỳ. thường được phát hiện lần đầu khi có thai hoặc bệnh đã có từ trước. bệnh nặng lên ở quý 1 của thai kỳ và cải thiện dần sau đó. Điều trị chủ yếu dùng các thuốc kháng gíap như PTU hoặc thyrozol, carbimazol…
  • Bướu giáp nhân trong thai kỳ: trong thai kỳ làm tăng nhân giáp. Tuy nhiên Không chắc chắn rằng nhân giáp phát hiện ở phụ nữ có thai thì ác tính cao hơn ở phụ nữ không có thai, không có nghiên cứu nào trong quần thể trả lời cho câu hỏi này. Cách chẩn  đoán tương tự như là phụ nữ không có thai nhưng ngoại chừ thăm dò bằng phóng xạ (Xquang, CT……) chống chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giáp biệt hóa bằng sinh thiết kim nhỏ trong thai kỳ,  được trì hoãn phẫu thuật cho tới sau khi sinh để không ảnh hướng tới kết quả

Ths. Bs. Nguyễn Văn Bằng

Trung tâm Nội tiết – Đái tháo đường FAMILY

Tài liệu tham khảo:

  1. Uptodate: Overview of thyroid disease in pregnancy
  2. 2017 Guidelines of the American Thyroid Association for the Diagnosis and Management of Thyroid Disease During Pregnancy and the Postpartum
  3. Rajput R, et al. Prevalence of Thyroid Peroxidase Antibody and Pregnancy Outcome in Euthyroid Autoimmune Positive Pregnant Women from a Tertiary Care Center in Haryana. Indian J Endocrinol Metab. 2017;21(4):577–580. doi:10.4103/ijem.IJEM_397_16
  4. G. Barbesino, Y. Tomer (2013) “Clinical review: Clinical utility of TSH receptor antibodies”. J Clin Endocrinol Metab, 98 (6), 2247-55.