Cường giáp trong thai kỳ chiếm tỷ lệ 0,1 – 1% (0,4% lâm sàng và cận lâm sàng 0,65%) và phần lớn là kết quả của bệnh Basedow (hay còn gọi là Graves). Graves là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp trong thời kỳ mang thai. Cường giáp ảnh hưởng lên quá trình mang thai, kết quả thai kỳ và biến chứng thường gặp nhất là thai chậm phát triển trong tử cung, ngược lại quá trình mang thai làm thúc đẩy các rối loạn chức năng tuyến giáp. Điều trị cường giáp trong thời kỳ mang thai cần phải cân nhắc đặc biệt và cẩn thận, nên được thực hiện để dự phòng bất kỳ tác dụng xấu đến mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. [1]
Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng và hạn chế phần nào những biểu hiện khó chịu do bệnh này gây ra.
1. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân cường giáp đang mang thai
– Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…
– Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
– Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ…
– Vitamin D và các loại vitamin B: Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tuyến giáp (tháng 8/2011), có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh suy giáp.
Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần thiết sẽ giúp tuyến giáp được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.
– Nước: Ở sản phụ với chứng ốm nghén, nôn mửa cần bổ sung thêm nước tránh tình trạng mất nước và điện giải.
2. Những thực phẩm nên tránh
– Thực phẩm giàu iốt
Các thực phẩm này làm tăng hoạt động của tuyến giáp, khiến bệnh tình tăng nặng. Thực phẩm giàu iốt mẹ bầu nên tránh bao gồm:
- Muối iốt
- Rong biển
- Tảo bẹs
- Một số loại hải sản
- Cà phê
Đây là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu.
- Sữa tươi nguyên kem
Được khuyến khích cho bệnh nhân không nên dùng vì trong sữa nguyên kem có lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của người bệnh thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại đã được tách kem.
- Bột
Trong những sản phẩm làm từ bột gạo, bột mì chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. Mẹ hạn chế ăn mì ống, bánh mì nhé.
- Đường
Thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch…có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp.
- Thịt đỏ
Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
- Dầu thực vật hydro hóa
Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật
- Đồ uống chứa cồn
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị cường giáp, hy vọng với những kiến thức này bệnh nhân cường giáp có thể giảm nhẹ và cải thiện được đáng kể tình trạng khó chịu của người bị cường giáp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Thủy (2012) “Chẩn đoán và điều trị cường giáp trong thời kỳ mang thai”. Tạp chí Phụ sản, 10 (3), 21-34.