Đốt sóng cao tầng liệu có làm tăng nguy cơ Ung thư giáp?

Đốt sóng cao tần nhân giáp (u giáp) lành tính dưới hướng dẫn siêu âm là kỹ thuật mới, ít xâm lấn và ngày càng phổi biến trong điều trị nhân giáp lành tính có triệu chứng thẩm mỹ và triệu chứng chèn ép cùng với tiêm cồn tuyệt đối và Laser.  Có 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm cồn tuyệt đối, Laser làm thay đổi tế bào học sau khi điều trị. Vậy, Đốt sóng cao tần có làm  biến đối tế bào học hoặc làm tăng tỷ lệ ung thư giáp ?

Một nghiên cứu mới đây của các tác gỉa đến từ trung tâm y khoa ASAN, Hàn Quốc được thực hiện trên 16 bệnh nhân đánh giá sau 5 năm điều trị từ 4/2008 đến 6/2013 bước đầu trả lời cho câu hỏi trên. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nội tiết Hàn (https://e-enm.org)  Một số điểm chính trong nghiên cứu:

  • Các bệnh nhân được sinh thiết lõi, đánh giá biến đổi tế bào học trước và sau 5 năm làm RFA
  • Tỷ lệ giảm thể tích nhân giáp sau 5 năm trung bình 81,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
  • Các triệu chứng thẩm mỹ và triệu chứng chèn ép đều cải thiện có ý nghĩa thống kê
  • Tưới máu nuôi u giáp giảm sau đốt
  • Không có sự thay đổi tế bào học được phát hiện sau điều trị RFA

Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy RFA hiệu quả trong điều trị nhân giáp lành tính, không gây tăng tỷ lệ ung thư dự trên tế bào học. đồng thời, RFA không gây phá huỷ mô giáp bình thường cạnh khối u.

Th.BS. Nguyễn Văn Bằng

Trung tâm Nội tiết – Đái tháo đường FAMILY

Tài liệu tham khảo: https://e-enm.org/DOIx.php?id=10.3803/enm.2019.34.2.169

Hình ảnh: Mô bệnh học sau RFA