Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cuộc sống hiện đại.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch, dự đoán con số này sẽ là 25 triệu người vào năm 2020, khoảng 7.1 triệu người tử vong liên quan đến bệnh tăng huyết áp; 2.6 triệu người tử vong do béo phì và 1 triệu người tử vong do bệnh tiểu đường…
Từ thực trạng trên, vấn đề điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu đang ngày càng được quan tâm.
Khái niệm
Rối loạn mỡ máu là sự rối loạn chuyển hóa các thành phần mỡ máu, gồm :
- Tăng Cholesterol toàn phần
- Tăng LDL-Cholesterol
- Tăng Triglyceride
- Giảm HDL-Cholesterol
Người bệnh có thể biểu hiện bất thường ở một trong những thông số các thành phần mỡ máu hoặc có sự kết hợp.
Rối loạn mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng. Khoảng 26% người Việt Nam ở lức tuổi 25-74 bị rối loạn mỡ máu, tức mỡ trong máu cao.
Nguyên nhân
Có 2 nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng Rối loạn mỡ máu.
- Nguyên phát: Những rối loạn có yếu tố di truyền làm suy giảm hoạt tính LDL receptor (thụ thể LDL), suy giảm lipoprotein lipase.
- Thứ phát: Do ức chế ăn uống, chế độ sinh hoạt, công việc căng thẳng/ stress, do sử dụng thuốc và biến chứng của một số bệnh… Đặc biệt, từ sau tuổi 30, chức năng của các tế bào nói chung bị suy giảm, chuyển hóa cơ bản giảm làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Hậu quả
Nếu như trước đây, người ta chỉ đề cập đến rối loạn mỡ máu ở tuổi từ 60 trở lên thì hiện nay, ngay từ tuổi trên 20 đã nhiều người mắc bệnh.
Hậu quả trực tiếp của rối loạn mỡ máu là biến chứng mạch máu gây xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa khác.
Cách hạn chế
Lối sống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen có hại…là những yếu tố ảnh hưởng tích cực, giúp giảm cholesterol, kiểm soát rối loạn mỡ máu. Và đây là những yếu tố hoàn toàn có thể thay đổi được.
Chế độ dinh dưỡng
Tránh những thực phẩm làm tăng LDL-cholesterol bằng cách có chế độ ăn ót chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa chất béo dạng trans.
- Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày) để tăng chất xơ.
- Các loại ngũ cốc và những sản phẩm chế biến thô từ ngũ cốc ( bánh mì, gạo thô…).
- Uống sữa không béo.
- Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da.
- Cá : ít nhất 2 lần/tuần.
- Các loại đậu và các loại hạt ( số lượng hạn chế 4 – 5 lần/lần).
- Sử dụng dầu thực vật không bão hòa ( dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…)