Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã phát
triển nhanh chóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam và trở thành vấn đề cấp thiết của
toàn nhân loại. Insulin là một trong các thuốc điều trị đái tháo đường giúp giảm đường
máu hiệu quả nhất được chỉ định tuyệt đối cho người bệnh ĐTĐ typ 1, ĐTĐ thai kỳ,
ĐTĐ typ 2 (khi người bệnh đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc viên điều
trị ĐTĐ mà không kiểm soát được đường máu) và một số trường hợp khác.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cảm thấy lo lắng và sợ đau khi tiêm insulin, nhất là ở những người trẻ tuổi. Chính vì vậy để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, Hội giáo dục bệnh nhân đái tháo đường Mỹ đã hướng dẫn một số cách để giảm đau khi tiêm là:
– Thay bơm hoặc tiêm kim: Chỉ sau mỗi 1-2 lần tiêm là kim bị hỏng hoặc bị cùn, nếu sử dụng lại thì nó sẽ gây đau hơn. Vì vậy bạn nên thay kim mới, bảo đảm mũi kim thật sắc sẽ ít gây đau hơn.
– Tiêm insulin ở nhiệt độ phòng: Nếu tiêm insulin mới lấy ra từ tủ lạnh sẽ gây đau. Vì vậy trước khi tiêm cần lấy bút / lọ insulin ra ngoài nhiệt độ phòng, đợi khoảng 30ph và lăn nhẹ thuốc trong lòng bàn tay 15- 20 lần để thuốc ấm lên sẽ đỡ đau hơn khi tiêm.
– Thả lỏng vùng tiêm: Nếu bạn co cứng vùng tiêm thì các đầu dây thần kinh sẽ nhạy cảm hơn và làm tăng cảm giác đau khi tiêm. Vì vậy khi tiêm cần véo da vùng tiêm lên cho da chắc hơn và kim đưa qua sẽ nhanh hơn, cảm giác tiêm cũng đỡ đau hơn.
– Dung dich sát khuẩn: nếu bạn sát trùng vùng tiêm bằng cồn, hãy đợi cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.
– Liều tiêm: Nếu tiêm với liều insulin 30 đơn vị trong 1 lần, nó sẽ làm tăng áp lực dưới da chỗ tiêm, gây đau tức. Vì vậy, bạn nên xin ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi tiêm.
– Kim tiêm: Hãy chọn những loại kim tiêm nhỏ và phù hợp thì sẽ đỡ đau hơn.
Hy vọng với những mẹo nhỏ trên sẽ giúp quý thân chủ có thêm tự tin và thực hiện tiêm an toàn. Để được tư vấn trực tiếp, quý thân chủ vui lòng lên tầng 4 Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng hoặc gọi đến số hotline 0944225115 để được hỗ trợ.