Bướu nhân giáp là căn bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý tuyến giáp. Người bệnh chỉ dựa vào triệu chứng thường không thể phát hiện được chính xác nhân giáp. Tham khảo một số cách thức chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa sau đây.
Chẩn đoán nhân giáp qua triệu chứng lâm sàng
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể trong thời gian đầu. Chính vì vậy khó có thể dựa vào những dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ cần biết bệnh nhân có gặp phải cảm giác khó nuốt, nghẹn ở họng, mất tiếng, sờ thấy hạch ở vùng cổ,…
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhân giáp cần được thăm khám, bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh
- Sống trong môi trường không đảm bảo
- Thuộc khu vực người thiếu i – ốt
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam
Các xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện bệnh
Để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ phải dựa trên những xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:
- Xét nghiệm sinh hóa: Người bệnh cần làm các xét nghiệm kháng thể giáp, xét nghiệm nồng độ Calcitonin trong máu, nồng độ Thyroglobulin trong máu để xác định bản chất của nhân giáp.
- Siêu âm cổ vùng tuyến giáp: Hơn 50% bệnh nhân phát hiện nhân giáp thông qua siêu âm. Siêu âm có thể nhìn thấy những nhân giáp ngay cả ở kích thích nhỏ hơn 10mm không sờ thấy được.
- Xạ hình tuyến giáp: Đây là phương pháp để phát hiện nhân bắt xạ, để xác định nhân nóng hay lạnh có chức năng hay không có chức năng.
- Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ: Kỹ thuật này tương đối đơn giản nhưng lại có giá trị cao trong khâu chẩn đoán. Chọc hút tế bào là cách tốt nhất để nhận định chính xác u lành tính hay ác tính.
Ý nghĩa của chẩn đoán bệnh lý về tuyến giáp
Người bệnh cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán và sớm phát hiện bệnh lý về tuyến giáp như nhân giáp. Khi được xét nghiệm đầy đủ, người bệnh sẽ giúp người bệnh:
- Kiểm tra được chức năng tuyến giáp
- Sớm phát hiện các bệnh lý tuyến giáp như bướu cổ đơn thuần, suy giảm, nhân giáp, ung thư tuyến giáp,….
Trên đây là những khâu chẩn đoán đủ để các chuyên gia bác sĩ có thể thấy được tình trạng bệnh nhân giáp và có các hướng dẫn điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giúp cải thiện và năng ngừa các bệnh lý tuyến giáp cho mình và cả gia đình.