Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng
Đối mặt với người mắc tiểu đường thai kỳ (ĐTĐTK), bên cạnh kiểm tra sức khỏe ở mức cho phép, vấn đề bảo đảm cân bằng và đầy đủ cho sự phát triển Thai nhi cũng cần được chú trọng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý, được xây dựng dựa trên trạng thái riêng của mỗi bà mẹ sẽ mang lại những lợi ích sau:
– Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu, cân bằng các chất dinh dưỡng.
– Trưởng thành bảo đảm và phát triển đầy đủ của mẹ và thai nhi.

– Giúp kiểm soát đường máu theo mục tiêu, tránh tăng đường sau ăn và giảm nguy cơ hạ đường máu (glucose máu ≤ 3,9 mmol/L).

2. Nguyên tắc dinh dưỡng
• Năng lượng ăn vào theo khuyến nghị để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi:
– 3 tháng đầu: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
– 3 tháng giữa: 36 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
– 3 tháng cuối: 38 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày
Đối với phụ nữ mang thai có béo phì trước đó (BMI ≥ 30), giảm 33% năng lượng ăn vào so với ước tính theo khuyến nghị.
• Tỷ lệ các chất sinh năng lượng:
– Glucid (chất đường bột): 50-55% tổng năng lượng
– Protid (chất đạm): 15-20% tổng năng lượng
– Lipid (chất béo): 25-30% tổng năng lượng
• Đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết
• Tăng cường chất xơ
• Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường máu (GI) thấp
• Tạo thói quen ăn uống, đảm bảo số bữa ăn trong ngày (4 – 6 bữa), phân chia giờ ăn hợp lý.

3. Lời khuyên dinh dưỡng
a. Lựa chọn thực phẩm

b. Chế biến thực phẩm
– Hạn chế các món rán, nên chế biến dầu thực vật ở nhiệt độ dưới 100oC
– Không nên dùng tinh bột chế biến ở nhiệt độ cao (nướng, rán…) như khoai nướng, bắp nướng, khoai tây chiên, bỏng ngô, cơm cháy, gạo lứt rang…
– Ăn trái cây nguyên múi, nguyên miếng thay vì uống nước ép để tận dụng chất xơ.
c. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường máu thấp
– Chỉ số đường máu (GI) là khả năng làm tăng glucose máu sau ăn của một loại thực phẩm so với một thực phẩm chuẩn (đường glucose hoặc bánh mì trắng).
– 2 loại thức ăn có lượng đường giống nhau, thì loại có GI cao hơn sẽ làm đường máu tăng nhanh hơn. Do đó nên lựa chọn các thực phẩm có GI thấp và phối hợp các loại thức ăn có chỉ số đường huyết khác nhau trong bữa ăn. Ví dụ: Ăn cơm nên kèm thêm rau xanh.

d. Phân chia bữa ăn trong ngày
Tùy vào tình trạng cân nặng, đường máu, thuốc điều trị của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên riêng về số bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, những quy tắc sau đây nên được áp dụng:
– Đảm bảo tối thiểu 3 bữa sáng, trưa và tối. Phân bố năng lượng giữa các bữa ăn hợp lý.
– Với những thai phụ cần bổ sung dinh dưỡng hoặc bước vào quý cuối của thai kỳ, tăng thêm số bữa phụ theo nhu cầu từ 1-3 bữa/ngày.
– Duy trì giờ ăn hợp lý, không thay đổi giờ ăn liên tục. Không nên ăn sáng quá muộn.
– Bữa phụ nên cách bữa chính khoảng 2 tiếng, không nên ăn lặt vặt nhiều lần trong ngày sẽ làm đường máu luôn ở duy trì mức cao.
– Bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng, không ăn quá nhiều như bữa chính, không chọn nhóm thức ăn giàu tinh bột. Có thể sử dụng sữa, trái cây ít ngọt hoặc các loại hạt cho bữa phụ.

Dinh dưỡng trong thai kỳ là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với thai phụ mắc ĐTĐTK. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, được tư vấn bởi bác sĩ giúp kiểm soát đường máu, đồng thời đảm bảo tăng trưởng tốt cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tài liệu tham khảo:
1. Dinh dưỡng điều trị đái tháo đường thai kỳ (2019), Dinh dưỡng lâm sàng, Viện Dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, 451-464.
2. Gestational Diabetes Mellitus and Diet: A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Controlled Trials Examining the Impact of Modified Dietary Interventions on Maternal Glucose Control and Neonatal Birth Weight. Diabetes Care, 41(7), 1346–1361. doi:10.2337/dc18-0102
3. Teri L. Hernandez, Jennie C. Brand-Miller; Nutrition Therapy in Gestational Diabetes Mellitus: Time to Move Forward. Diabetes Care 1 July 2018; 41 (7): 1343–1345. doi.org/10.2337/dci18-0014
4. Robert G. Moses, Megan Barker, Meagan Winter, Peter Petocz, Jennie C. Brand-Miller; Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp có thể làm giảm nhu cầu insulin trong bệnh đái tháo đường thai kỳ không ?: Một thử nghiệm ngẫu nhiên. Chăm sóc bệnh tiểu đường ngày 1 tháng 6 năm 2009; 32 (6): 996–1000. doi.org/10.2337/dc09-0007