Hướng dẫn theo dõi đường máu tại nhà

Đái tháo đường là một là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Bên cạnh việc phối hợp giữa điều trị thuốc, chế độ ăn, chế độ tập luyện thì việc theo dõi đường máu tại nhà cũng là một trong những vấn đề cần thiết đối với bệnh nhân đái tháo đường. Và tự theo dõi và đánh giá chỉ số đường máu bình thường hay nguy hiểm là vấn đề vô cùng cần thiết.

Vậy lợi ích của việc theo dõi đường máu tại nhà là gì ?

  • Tự theo dõi được chỉ số đường huyết thường xuyên, phát hiện sớm những chỉ số bất thường
  • Đánh giá được ảnh hưởng của thức ăn, vận động, thuốc
  • Tốn ít máu
  • Kết quả nhanh, tương đối chính xác
  • Thảo luận được với bác sỹ để có hướng điều trị tốt.

Thời điểm nên đo đường máu là lúc nào ?

  • Lúc đói, nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng
  • Sau ăn 02 tiếng.
  • Trước khi đi ngủ ( áp dụng với những người già)

Tùy thuộc vào lứa tuổi, các bệnh cảnh phối hợp như gan, thận, đang dùng thuốc chống trầm cảm, bệnh sa sút trí tuệ gây chuyển hóa đường, đường máu lúc này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hiệu quả điều trị của bác sĩ.

Số lần test đường máu trong ngày bao nhiêu là phù hợp ?

Việc test đường máu mao mạch tại nhà bao nhiêu lần trong ngày phụ thuộc nhiều vào bác sỹ điều trị đang theo dõi tình trạng đường máu người bệnh trong quá trình điều trị.

Thông thường số lần test áp dụng như sau:

Test đường mao mạch từ 3 – 4 lần hoặc từ 2 – 3 tuần/ lần đối với:

  • Đang tiêm Insuline, dùng thuốc uống có tác dụng hạ đường máu
  • Phụ nữ đang có thai mắc đái tháo đường thai kỳ
  • Đường máu của bệnh nhân chưa ổn định
  • Người lớn tuổi

Test đường mao mạch từ 1-2 lần/ Tuần : Nếu đường máu người bệnh ổn đinh.

Test theo chỉ định của bác sỹ điều trị khi:

  • Nghi ngờ bị hạ đường máu
  • Thay đổi chế độ tập luyện thể dục thể thao
  • Áp dụng chế độ ăn mới
  • Đang mắc bệnh khác hoặc đang bị chấn thương.

Cách thực hiện test đường mao mạch tại nhà không hề khó như bệnh nhân thường nghĩ. Chúng ta cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Rửa tay bằng xà phòng, lau khô
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng. Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
  • Lắp que thử (Test) vào máy đo glucose máu.

 Bước 2: Lấy máu

  • Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
  • Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo đường mao mạch.

Bước 3: Dùng bông cồn 70 độ ép chặt ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.

Bước 4: Ghi chép lại kết quả vào Phiếu theo dõi đường máu.

Lưu ý khi lấy máu:

– Nên bấm vào  mép ngoài đầu ngón tay giữa và ngón nhẫn, không nên lấy máu ở các đầu ngón tay và ngón trỏ. Bởi vì tại đầu ngón tay tập trung nhiều dây thần kinh và chúng ta cần hoạt động nhiều.

– Kim lấy máu nên dùng 1 lần, sau khi bấm xong lấy kim ra và bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn để không đâm vào tay sau khi sử dụng.

Đường máu bao nhiêu là tốt ?

Sau đây là mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) để bạn so sánh kết quả đo được:

Cách xử trí khi bị hạ đường máu?

  • Nếu còn tỉnh: Uống ngay  2-3 thìa đường hoặc 2 muỗng mật ong hoặc ½ lon nước ngọt. Sau 15 phút  bấm đường kiểm tra lại. Lặp lại 1 lần tương tự sau 15 phút nếu đường huyết vẫn còn thấp.
  • Nếu lú lẫn, hôn mê thì không cho người bệnh ăn uống gì đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi giá trị đường huyết tăng cao G bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l  thì nên chú ý lại chế độ ăn, thuốc, tập luyện và nếu có triệu chứng bất thường thì  nên đến gặp hoặc gọi điện qua số hotline để được tư vấn.

Một chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ điều trị của bác sỹ chuyên khoa nội tiết cùng với kết hợp việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.