Kiểm soát tăng glucose máu nội viện – Áp dụng công nghệ trong điều trị điều trị đái tháo đường

Việc tăng glucose máu ở những bệnh nhân có hoặc không có đái tháo đường (ĐTĐ) có mối liên hệ mật thiết đến sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc. Các hiệp hội đã khuyến cáo liệu pháp insulin như là nền tảng của điều trị ĐTĐ nội trú. Truyền insulin tĩnh mạch là phương pháp điều trị được lựa chọn trong hồi sức tích cực (ICU). Tại các khoa thông thường ngoài ICU, một số phác đồ insulin đã được đề xuất để điều trị bệnh nhân tăng glucose máu có hoặc không có kèm đái tháo đường; tuy nhiên, các phân tích tổng hợp so sánh các phác đồ điều trị khác nhau đã không xác nhận rõ ràng lợi ích của bất kỳ phác đồ cụ thể nào. Các hướng dẫn lâm sàng khuyến cáo ngừng uống thuốc điều trị ĐTĐ trong thời gian nằm viện; tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc tiếp tục sử dụng thuốc uống điều trị ĐTĐ phổ biến ở một số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 nhập viện và phát hiện từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng các loại thuốc không phải insulin, một mình hoặc kết hợp với insulin nền, có thể được sử dụng để đạt được hiệu quả kiểm soát glucose máu trong các quần thể đã chọn.

1. Tổng quan
Bệnh ĐTĐ và tăng glucose máu phản ứng thường gặp ở nội trú và có liên quan đến việc gia tăng các biến chứng, thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong [1–3]. Hơn nữa, dữ liệu từ đại dịch COVID-19 đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của những người mắc bệnh ĐTĐ típ 1 và típ 2, xuất hiện các biến chứng trong khi điều trị nội trú so với những người không mắc bệnh ĐTĐ [4-8].
Cũng như tăng glucose máu, hạ glucose máu ở bệnh nhân nội trú cũng liên quan đến kết cục xấu khi điều trị nội trú và tăng chi phí điều trị. Mối liên quan này có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và tỷ lệ mắc bệnh đi kèm cao hơn ở những bệnh nhân bị hạ glucose máu nội trú [9]. Dữ liệu thực nghiệm đã chỉ ra rằng hạ glucose máu do insulin có thể dẫn đến hội chứng QT dài, có thể dẫn đến rối loạn nhịp và gây tử vong. Các phát hiện này chỉ ra rằng nên tránh tăng và hạ glucose máu ở những bệnh nhân nội trú.
Trong 15 năm qua, liệu pháp insulin đã được coi là nền tảng của việc điều trị bệnh nhân tăng glucose máu nội trú, có vai trò trong việc quản lý bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên, thực tế rất khác nhau trên toàn thế giới và những phát hiện từ một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chỉ ra rằng các loại thuốc không phải insulin có thể có vai trò trong việc quản lý bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nội trú. Trong bài đánh giá này, chúng tôi tóm tắt bằng chứng từ các nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm sàng tập trung vào điều trị nội trú những người bị ĐTĐ và tăng glucose máu phản ứng do căng thẳng, bao gồm sử dụng các chiến lược điều trị bằng insulin và không dùng insulin.

2. Các khuyến cáo và thực tế trên thế giới
Mặc dù có rất ít bằng chứng tốt về điều trị nội trú bệnh nhân ĐTĐ, một số hướng dẫn quốc tế đã được phát triển để hướng dẫn thực hành lâm sàng. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra một tập hợp các khuyến cáo cập nhật bao gồm một số khía cạnh của chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ nội trú [19]. Tại Anh, Hiệp hội Đái tháo đường Anh (JBDS) về Chăm sóc Nội trú đã thực hiện một bộ hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của chăm sóc BN nội trú cho các nhóm dân số cụ thể, bao gồm các khuyến nghị gần đây liên quan đến COVID-19. Bởi vì bằng chứng thường không đầy đủ để xác định cách tốt nhất để quản lý các khía cạnh khác nhau của chăm sóc nội trú, các hướng dẫn này thường có yếu tố lớn về y học dựa trên sự đồng thuận, với các khuyến nghị từ các hiệp hội y tế thường đưa ra các kết luận khác nhau liên quan đến mục tiêu glucose và việc sử dụng thuốc hạ glucose không phải insulin [1,12]. Các đánh giá gần đây và những nỗ lực đồng thuận cũng đã đề xuất các chiến lược quản lý cho bệnh nhân đái tháo đường và COVID-19 [21, 22].
Mặc dù việc sử dụng liệu pháp insulin trong bệnh viện là phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada, đây không phải là phác đồ phổ biến. Việc sử dụng các thuốc không phải insulin như metformin và sulfonylureas tương đối phổ biến ở các nước khác (Anh, Ấn Độ, Israel) [25–28].

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán và mục tiêu glucose máu
Glucose máu ngẫu nhiên trên 7,8 mmol/L (140 mg/dL) được coi là ngưỡng để xem xét chẩn đoán tăng glucose máu cho bệnh nhân nội trú. Van den Berghe và cộng sự [29] đã báo cáo rằng glucose máu ổn định (4,4–6,1 mmol/L [80–110 mg/dL]) ở bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn so với mục tiêu đường huyết dưới 10 mmol/l. Tuy nhiên, những kết quả này không được lặp lại trong các thử nghiệm ngẫu nhiên được thực hiện trên nhiều quần thể bệnh nhân hơn với một lý do có thể là sự khác biệt về dinh dưỡng được cung cấp khi truyền insulin liên tục [2]. Vào năm 2009, những phát hiện của một thử nghiệm mang tính bước ngoặt (NICE-SUGAR) cho thấy nguy cơ tử vong tăng lên khi chỉ định điều trị insulin tích cực ở những bệnh nhân bị bệnh nặng [30]. Nguy cơ cao của hạ đường huyết do điều trị tích cực được thấy trong một số thử nghiệm ngẫu nhiên đã khiến các hiệp hội khuyến cáo không nên kiểm soát đường huyết tích cực ở bệnh nhân nội trú [2].
Năm 2009, một nhóm đặc đặc biệt từ hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội các nhà nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) đã khuyến cáo đạt mục tiêu nồng độ glucose từ 7,8–10,0 mmol/L (140–180 mg/dL) cho phần lớn bệnh nhân bị bệnh nặng có tăng glucose máu và mục tiêu glucose thấp hơn là 6,1–7,8 mmol/L (110–140 mg/dL) cho các bệnh nhân ICU [2]. Đồng thuận của ADA-AACE cho thấy không nên để glucose lớn hơn 10,0 mmol/L hoặc nhỏ hơn 6,1 mmol/L [2]. Tương tự, Society of Critical Care Medicine khuyến cáo nên bắt đầu điều trị cho bệnh nhân ICU có nồng độ glucose trong máu 8,3 mmol/L (150 mg/dL) hoặc cao hơn và duy trì nồng độ glucose dưới 10,0 mmol/L với các chiến lược giảm thiểu nguy cơ hạ glucose máu [31].
Đối với những bệnh nhân không nguy kịch có tăng glucose máu, hướng dẫn của Endocrine Society và đồng thuận ADA – AACE khuyến nghị mục tiêu nồng độ glucose máu trước bữa ăn là dưới 7,8 mmol/L (140 mg/dL) và mục tiêu nồng độ đường huyết ngẫu nhiên thấp hơn hơn 10,0 mmol/L (180 mg/dL) [2, 3]. Gần đây hơn, ADA đã nới lỏng khuyến cáo này, nhắm mục tiêu tỷ lệ glucose trong khoảng từ 7,8 đến 10,0 mmol/L cho hầu hết các bệnh nhân phẫu thuật và khoa khác ngoài ICU [19]. Ngược lại, ở những bệnh nhân bị bệnh nguy kịch, những bệnh nhân mắc bệnh đi kèm nặng, hoặc ở những cơ sở chăm sóc nội trú mà việc theo dõi glucose máu thường xuyên hoặc giám sát của điều dưỡng chặt chẽ là không thể, thì khoảng glucose máu cao hơn (lên đến 11,1 mmol/L [200 mg/dL]) có thể có thể chấp nhận được [19].
Hướng dẫn từ nhóm Chăm sóc bệnh nhân nội trú (JBDS) ở Anh đã khuyến nghị phạm vi mục tiêu đường huyết là 6,0–10,0 mmol/L (108–180 mg/dL) cho bệnh nhân nội trú bị tăng glucose máu, với khoảng chấp nhận được là 4,0– 12,0 mmol/L (72–216 mg/dL) [20]. Tuy nhiên, giới hạn dưới của phạm vi chấp nhận được (tức là 4,0 mmol/L) bị nghi ngờ vì nó có thể dẫn đến tăng nguy cơ hạ đường huyết [32].

4. Điều trị tăng glucose máu nội trú
4.1. Liệu pháp insulin
4.1.1. Bệnh nhân nặng và bệnh nhân bị tăng glucose máu cấp
Liệu pháp truyền insulin liên tục là phác đồ ưu tiên cho bệnh nhân ICU bị tăng glucose máu, bao gồm cả những người không có chẩn đoán mắc ĐTĐ và hầu hết bệnh nhân bị tăng glucose máu cấp (hình 1) [2, 20, 33]. Ngoài ra, bệnh nhân bị tăng glucose máu cấp do steroid hoặc những người được ghép tạng cũng có thể được hưởng lợi từ việc truyền insulin liên tục. Các hiệp hội của Hoa Kỳ và Anh đã đưa ra các lưu đồ để điều trị insulin truyền tĩnh mạch trong giai đoạn nhiễm toan ceton do ĐTĐ hoặc tăng thẩm thấu [33, 34]. Nói chung, bệnh nhân nhiễm toan ceton do ĐTĐ từ trung bình đến nặng nên được điều trị bằng truyền insulin liên tục; tuy nhiên, bệnh nhân bị nhiễm toan ceton do ĐTĐ từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng cách tiêm insulin dưới da thường xuyên [35]. Trong đại dịch COVID-19, một số trung tâm đã sửa đổi phương pháp điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton do đái tháo đường bằng insulin tiêm dưới da, làm giảm đáng kể số lần tiếp xúc để test đường [35].

Hạ kali máu thường gặp (khoảng 50%) khi điều trị cơn tăng glucose máu cấp, và hạ kali máu nặng (<2,5 mEq/L) có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nội trú [30]. Vì vậy, khuyến cáo theo dõi cẩn thận và bổ sung đầy đủ kali [36].
Đối với bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, việc kiểm soát nhanh glucose máu có thể an toàn dựa trên những tác hại tiềm ẩn đã biết liên quan đến tăng glucose máu; tuy nhiên, những nỗ lực để giảm nồng độ glucose một cách nhanh chóng đã không cho thấy lợi ích và có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết [37–39]. Nhắm mục tiêu đến một phạm vi đường huyết thấp hơn (100–140 mg/dL), trái ngược với phạm vi thông thường (140–180 mg/dL), có thể cải thiện kết quả lâm sàng ở bệnh nhân phẫu thuật tim khi sử dụng lưu đồ để giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết do điều trị [40].
Khi bệnh nhân ổn định và gần xuất viện, họ có thể được chuyển sang phác đồ insulin tiêm dưới da. Các yếu tố cần xem xét khi chuyển bệnh nhân từ truyền insulin liên tục sang insulin dưới da bao gồm đo đường huyết ổn định trong ít nhất 4–6 giờ liên tục, khoảng trống anion bình thường và khả năng hết nhiễm toan, huyết động ổn định (không dùng thuốc vận mạch), chế độ dinh dưỡng ổn định, và tốc độ truyền insulin tĩnh mạch thấp [41]. Để chuyển đổi sang insulin dưới da một cách an toàn, ước tính nhu cầu insulin nền và insulin nhanh theo bữa ăn có thể được tính từ lượng insulin trung bình được truyền trong 12 giờ trước khi chuyển tiếp [42]. Đối với một bệnh nhân nhận được mức trung bình là 1,5 UI mỗi giờ, liều hàng ngày ước tính sẽ tương ứng với 36 UI/24 giờ. Tỷ lệ insulin nền và nhanh phụ thuộc vào loại insulin được sử dụng (insulin NPH so với long-acting insulins) và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân [41].
a. Phác đồ insulin
Có rất nhiều loại insulin người và analog được dùng tiêm dưới da ở bệnh nhân nội trú ngoài ICU để điều trị ĐTĐ típ 2 với nhiều phác đồ khác nhau.
Insulin sliding scale hoặc insulin hiệu chỉnh được sử dụng rộng rãi để điều trị tăng glucose máu ở một số bệnh viện mặc dù đã bị dừng khuyến cáo trong các hướng dẫn lâm sàng [3]. Việc sử dụng insulin sliding scale có liên quan đến tăng glucose máu ở nhiều bệnh nhân và việc sử dụng nó đã không được khuyến khích. Ở bệnh nhân tăng glucose máu không có ĐTĐ thì phác đồ này khá phù hợp.
Các phát hiện từ các thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy kiểm soát glucose máu tốt hơn với phác đồ basal-bolus so với chỉ dùng insulin sliding scale ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Phác đồ basal-bolus có liên quan đến việc giảm các biến chứng ước tính với kết cục cuối cùng bao gồm nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, và suy thận và suy hô hấp cấp [45]. Phác đồ basal – bolus bao gồm việc sử dụng insulin nền một lần hoặc hai lần mỗi ngày cùng với insulin tác dụng nhanh được tiêm trước bữa ăn, cộng với liều hiệu chỉnh của insulin tác dụng nhanh. Đối với những bệnh nhân chưa sử dụng insulin hoặc những người được điều trị bằng liều insulin thấp, khuyến cáo tổng liều insulin hàng ngày từ 0,3 đến 0,5 U/kg [3] với một nửa tổng liều insulin hàng ngày là liều insulin nền (1– 2 lần mỗi ngày) và nửa còn lại cho insulin tác dụng nhanh (chia ba lần mỗi ngày trước bữa ăn). Liều thấp hơn được dành cho những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn (tức là bệnh nhân lớn tuổi [> 65 tuổi], những người bị suy thận và những người uống kém) [3, 57]. Đối với những bệnh nhân được điều trị với liều cao insulin tại nhà (≥0,6 U/kg mỗi ngày), khuyến cáo giảm 20% tổng liều insulin hàng ngày khi bệnh nhân đang nằm viện để ngăn ngừa hạ glucose máu ở những bệnh nhân uống kém. Mặc dù có hiệu quả trong việc điều chỉnh tình trạng tăng glucose máu, nhưng pháp đồ basal-bolus có liên quan đến nguy cơ hạ đường huyết do điều trị và có thể dẫn đến điều trị quá mức ở những bệnh nhân tăng đường huyết nhẹ (đường huyết <11,1mmol/L [200 mg/dL]). Ở những cơ sở có kiểm soát, tỷ lệ hạ đường huyết nhẹ do điều trị khi sử dụng phác đồ basal – bolus là khoảng 12–30% [3, 45]
Phác đồ Basal – bolus có thể được ưu tiên cho những bệnh nhân tăng đường huyết nhẹ, những người kém ăn qua đường miệng và cho những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật. [3, 47, 57]. Phác đồ này bao gồm một liều insulin nền (khoảng 0,1- 0,25 U/kg mỗi ngày) cùng với liều insulin hiệu chỉnh theo nồng độ glucose trước ăn.
Liệu pháp insulin trộn (insulin người 70/30) có liên quan đến tỷ lệ hạ đường huyết cao không thể chấp nhận được và không được khuyến cáo trong nội trú [50]. Insulin trộn đã được khuyến cáo cho những bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường ruột nhưng dữ liệu vẫn còn khan hiếm [58].
b. Liệu pháp insulin và hạ glucose máu
Ở những bệnh nhân nặng bị tăng glucose máu, việc nhắm mục tiêu giảm lượng đường huyết (4,4–6,1 mmol/L [80 -110 mg/dL]) có liên quan đến sự gia tăng đáng kể nguy cơ hạ glucose máu do điều trị và không được ủng hộ. Nguy cơ ước tính hạ đường huyết khi sử dụng phác đồ basal -bolus cao hơn khoảng 4-6 lần so với liệu pháp insulin sliding scale (đối với đường huyết ≤3,9 mmol / L [70 mg/dL], RR: 5,75 [95% CI 2,79–11,83]; đối với đường huyết ≤3,3 mmol/L [60 mg/dL], RR: 4,21 [95%CI: 1,61–11,02]) [55].
Mặc dù tỷ lệ hạ đường huyết nghiêm trọng là thấp khi được kiểm soát tốt, nhưng trong thực tế xảy ra thường xuyên và đe doạ tính mạng [54].
Để tránh hạ đường huyết, khuyến cáo nên áp dụng phác đồ basal – bolus với bệnh nhân ĐTĐ đang nhịn ăn hoặc dự kiến sẽ mổ. Ở những bệnh nhân không bị ĐTĐ hoặc kiểm soát chuyển hóa tốt bằng thuốc viên tại nhà, khuyến cáo dùng phác đồ sliding scale. Tuy nhiên, insulin nền có thể được yêu cầu nếu bệnh nhân không thể kiểm soát mức đường huyết dưới 10,0 mmol / L (180 mg / dL) [59, 60].

4.2. Thuốc không phải insulin
Các hướng dẫn thực hành trong điều trị ĐTĐ nội trú khuyến cao không nên dùng thuốc không phải insulin trong nội trú vì lo ngại về tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc viên trong nội trú không phải là hiếm trong thực hành lâm sàng. Các dữ liệu từ các thử nghiệm ngẫu nhiên và quan sát cho thấy rằng sử dụng thuốc viên trong nội trú và sau xuất viện có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát đường máu ở bệnh nhân thông thường hoặc phẫu thuật ở ĐTĐ típ 2 tăng đường nhẹ hoặc trung bình với nguy cơ thấp hạ đường máu [64-66, 68, 69].
– Metformin
Mặc dù thiếu bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, metformin và các thuốc viên hạ đường máu khác được sử dụng thường xuyên ở nội trú ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 [25-27, 71]. Ở những bệnh nhân nguy cơ nhiễm toan lactic như nhiễm trùng, hạ oxy máu, hoặc giảm thanh thải metformin (suy thận), hoặc giảm thải lactic (suy gan) thì metformin nên tránh dùng [72].
Liều metformin nên giảm theo eGFR từ 30-45ml/p/1,73m2 và metformin nên ngưng nếu eGFR < 30ml/p/1,73m2. Trong nghiên cứu mới nhất từ Trung Quốc ở 1200 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nhiễm COVID19, bệnh nhân nội trú dùng metformin liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm toan lactic (HR 4.46 95%CI 1.11-18.0). Nhiễm toan lactic ở bệnh nhân dùng metformin liên quan đến dùng liều cao, suy thận, nhiễm COVID19 nặng [73]. Định lượng acid lactic nên được định lượng ở bệnh nhân suy yếu và metformin nên ngừng nếu có tăng nồng độ lactic máu [74]. Đồng thời metformin nên dừng ở bệnh nhân nguy cơ nhiễm toan lactic cao (suy thận cấp, giảm oxy máu, shock) hoặc trước khi dùng thuốc cản quang ở bệnh nhân giảm eGFR, tiền sử bệnh gan, nghiện rượu, suy tim cấp.
– Sulfonylureas
Các nghiên cứu hồi cứu cho thầy Sulfonylureas thường được dùng ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nội trú [25, 71, 76] . Cứ 1/5 bệnh nhân được điều trị Sulfonylurea có đợt hạ đường máu nội trú, nguy cơ tăng lên khi người cao tuổi, điều trị cùng insulin, suy thận [26, 77]. CÁc hiệp hội khuyến cáo dừng Sulfonylurea ở bệnh nhân nội trú bởi vì nguy cơ hạ đường máu [78, 79].
– Thiazolidinediones
Việc sử dụng Thiazolidinediones ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 giảm dần trong thập kỷ qua và không được sử dụng ở bệnh nhân nội trú [80, 81].
– SGLT2i
SGLT2i đang được dùng điều trị bệnh nhân ĐTĐ típ 2, suy tim hoặc bệnh thận ĐTĐ 82. Vấn đề e ngại ở bệnh nhân nội trú là nhiễm toan ceton đường máu bình thường và nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu sinh dục. SGLT2i không được khuyến cáo sử dụng thường quy điều trị ở nội trú [82].
– DPP4i
Kết quả của một số các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và quan sát, DPP4i dung nạp tốt và hiệu quả ở bệnh nhân ĐTĐ nội trú với nguy cơ hạ đường máu thấp ở bệnh nhân tăng đường nhẹ và trung bình [65-67, 69, 75].
– GLP1a
Thuốc GLP1a là hiệu quả và an toàn để kiểm soát bệnh nhân ĐTĐ có hoặc không biến chứng tim mạch. Các khuyến cáo gần đây đã đề nghị sử dụng GLP1a là thuốc đầu tay ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kèm bệnh tim mạch xơ vữa [82]. Kết quả từ các nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên Liraglutide giúp kiểm soát tốt glucose máu trước phẫu thuật ở bệnh nhân có hoặc không có ĐTĐ [88, 91, 97].

5. Những trường hợp đặc biệt
5.1. Nuôi dưỡng đặc biệt
Tăng đường huyết thường gặp trong quá trình nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa và nuôi dưỡng qua đường ruột [98,99]. Đối với bệnh nhân đái tháo đường được nuôi dưỡng qua đường ruột, nên sử dụng thức ăn có công thức với chỉ số đường huyết thấp hơn. Dữ liệu từ một nghiên cứu về những bệnh nhân được nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá (đường tĩnh mạch) cho thấy lợi ích của việc sử dụng insulin tác dụng ngắn vào túi tiêm thay vì chỉ dùng insulin dưới da.
Đối với những bệnh nhân ĐTĐ hoặc những người không ĐTĐ với tình trạng tăng đường huyết kéo dài khi nuôi dưỡng qua đường ruột, khuyến cáo nên dùng insulin nền trung gian (NPH) nên mỗi 8 giờ, detemir 12 giờ một lần, hoặc glargine mỗi 24 giờ cùng với insulin tác dụng ngắn cứ 4–6 giờ một lần [99]. Bắt đầu truyền dextrose 10% tĩnh mạch với tốc độ 50 mL / h nếu việc cho ăn qua ống sonde bị gián đoạn. Các khuyến cáo của Anh đề nghị dùng insulin hỗn hợp 70/30, với một nửa khi bắt đầu cho ăn và một nửa còn lại khi cho ăn [58]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên gần đây cho thấy những kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn về việc sử dụng “insulin vòng kín” ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng [15]. Ưu điểm và nhược điểm của một số phác đồ insulin được sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ và COVID-19 được cho ăn qua ống sonde liên tục gần đây đã được Hamdy và Gabbay tóm tắt. Các tác giả khuyến cáo nên cân bằng giữa việc tiếp xúc, kiểm soát đường huyết, dao động đường, nguy cơ hạ đường huyết giữa các phác đồ tích cực và ít tích cực và các chiến lược giảm thiểu nguy cơ (ví dụ, mục tiêu glucose nới rộng với xét nghiệm ít thường xuyên hơn [cứ 2–4 giờ một lần] trong khi truyền insulin tĩnh mạch). Chúng tôi khuyên bạn nên đánh giá một cách có hệ thống về những thay đổi như vậy trong thực tế [100]
5.2. Dùng corticoid
Sử dụng glucocorticoid phổ biến ở bệnh nhân nhập viện [11]. Khi sử dụng liều steroid cao và lặp lại nhiều lần, tình trạng tăng đường huyết vào buổi chiều và buổi tối thường xảy ra [102]. Trong một nghiên cứu quan sát, điều trị insulin nhiều mũi bắt đầu với liều 1-1.2 UI / kg mỗi ngày, được phân phối dưới dạng 25% insulin nền và 75% insulin theo bữa ăn, dường như có hiệu quả để điều trị tăng đường huyết ở những bệnh nhân đang dùng dexamethasone liều cao và những người có hai lần đo đường huyết lớn hơn 13.9 mmol / L (250 mg /dL) [103]. Trong số những bệnh nhân không mắc bệnh ĐTĐ, một liều insulin NPH đơn lẻ vào buổi sáng có thể thích hợp [28]. Việc đạt được sự kiểm soát đường huyết tối ưu trong quá trình sử dụng glucocorticoid là một thách thức nhiều hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường đã sử dụng sẵn insulin tại nhà. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên [104], việc bổ sung insulin NPH (0.1–0.3 U / kg mỗi ngày), với liều lượng được xác định theo liều steroid và chế độ ăn, dùng insulin thông thường của bệnh nhân ĐTĐ đã cải thiện đáng kể việc tăng đường huyết. Hội ĐTĐ Anh Quốc gần đây đã công bố hướng dẫn bổ sung về quản lý tăng đường huyết do dexamethasone gây ra trong đại dịch COVID-19 [105]. Để điều chỉnh ban đầu tình trạng tăng đường huyết liên quan đến dexamethason, có thể dùng phác đồ sliding scale (đề cập ở trên). Để duy trì mức đường huyết, các khuyến nghị bao gồm sử dụng insulin NPH hai lần một ngày (để điều chỉnh liều linh hoạt hơn) với tổng liều 0.3 UI / kg mỗi ngày [cho 2/3 tổng liều hàng ngày vào buổi sáng và liều còn lại vào đầu giờ tối]. Nhu cầu insulin có thể giảm nhanh chóng sau khi ngừng dexamethasone và nên điều chỉnh liều insulin cho phù hợp. Việc sử dụng sulfonylurea không được khuyến cáo trong tình huống lâm sàng này.
5.3. Trước phẫu thuật
Nồng độ đường cao trước phẫu thuật có liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và không nhiễm trùng ở bệnh nhân có và không mắc ĐTĐ [106]. Giá trị HbA1c cao ít liên quan đến kết cục điều trị xấu. Tuy nhiên, HbA1c thường là mục tiêu cho can thiệp trước phẫu thuật [107]. Nghiên cứu về kết quả và tử vong của bệnh nhân gần đây đã công bố các khuyến cáo về cách có thể cải thiện chăm sóc chu phẫu cho những người mắc ĐTĐ, bao gồm hướng dẫn thực hiện chăm sóc đa chuyên khoa, quy trình chuẩn cho tối ưu hóa kiểm soát đường huyết, khuyến nghị theo dõi glucose, hoặc bàn giao bệnh nhân thích hợp từ phòng hồi sức [108].
Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng thu nhận những bệnh nhân không bị bệnh nặng với ĐTĐ típ 2 được phẫu thuật đã cho thấy sự kiểm soát đường huyết đầy đủ với phác đồ basal-bolus giai đoạn tiền phẫu [45, 47]. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy tiêm năng của GLP1a trong việc kiểm soát đường máu trước phẫu thuật (bảng 2) [88, 91]. Các nghiên cứu với chất ức chế DPP-4 không thể làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ tăng đường huyết trong giai đoạn chu phẫu và không được khuyến cáo cho mục đích này [109–111]. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc ức chế SGLT2 3–4 ngày trước khi phẫu thuật vì nguy cơ nhiễm toan ceton do ĐTĐ với đường máu bình thường [112].

6. Những lưu ý khi xuất viện
Chuyển đổi môi trường chăm sóc, tình trạng lâm sàng và nguy cơ hạ đường huyết là những vấn đề liên quan đối với bệnh nhân đái tháo đường tại thời điểm xuất viện. Vì insulin thường được sử dụng để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết trong bệnh viện, nên không có gì lạ khi việc sử dụng insulin được đưa vào phác đồ xuất viện [139].
Giáo dục bệnh nhân ĐTĐ là một phần quan trọng của việc chăm sóc, cần thiết để đạt được mục tiêu đường huyết và tránh các biến chứng lâu dài. Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ là cần thiết ở bệnh nhân nằm viện [140]. Giáo dục kỹ năng tự quản lý bệnh ĐTĐ cần bao gồm những nội dung sau: hiểu biết về chẩn đoán bệnh ĐTĐ, mục tiêu và lập kế hoạch bữa ăn; khả năng theo dõi lượng đường tại nhà để nhận biết, phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết và tăng đường huyết; làm thế nào và khi nào để dùng thuốc ĐTĐ theo chỉ định; và các quy tắc về ngày ốm (ví dụ như tiếp tục dùng thuốc ĐTĐ, bổ sung nước thích hợp, theo dõi đường huyết sau mỗi 4 giờ, và kiểm tra nhiệt độ) và hướng dẫn cho các trường hợp khẩn cấp.
Việc điều chỉnh thuốc và liều thuốc tại thời điểm xuất viện nên tính đến chế độ điều trị tại nhà trước khi nhập viện, nguy cơ tim mạch, đáp ứng điều trị nội trú của bệnh nhân và HbA1c gần đây. Hai lưu đồ quản lý xuất viện đã được công bố gợi ý rằng bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có thể cải thiện đáng kể việc kiểm soát đường huyết của họ với việc tăng cường điều trị khi xuất viện, với việc tăng cường xác định bằng giá trị HbA1c lúc nhập viện. [70, 141]. Đối với bệnh nhân có HbA1c dưới 7% (53 mmol / mol) lúc nhập viện, tiếp tục chế độ trước khi nhập viện là phù hợp [70, 141]. Đối với bệnh nhân có HbA1c lúc nhập viện từ 7% đến 9% (53–75 mmol / mol), bổ sung một liều nhỏ insulin nền hoặc liều tăng cường có thể thích hợp. Đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ không kiểm soát được, việc kết hợp thuốc viên với insulin nền hoặc basal – boluss ở 80% liều điều trị nội trú có thể có hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân [70,141].
Ở một số quốc gia và bối cảnh, chi phí có thể là một rào cản quan trọng để chuẩn bị xuất viện thành công. Chi phí của insulin đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và chi phí của các loại thuốc không phải insulin cũng vậy ở nhiều quốc gia. Ở một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, chi phí của phác đồ điều trị được đề xuất sau khi xuất viện cần phải được thảo luận với bệnh nhân để xác định xem nó có phải chăng hay được chương trình sức khỏe của họ đài thọ hay không.

7. Kết luận
Tăng glucose máu nội trú là phổ biến và liên quan đến kết quả điều trị kém. Mục tiêu glucose máu nội viện từ 7,8–10,0 mmol/L (140–180 mg/dL) cho phần lớn bệnh nhân bị bệnh nặng có tăng glucose máu và mục tiêu glucose thấp hơn là 6,1–7,8 mmol/L (110–140 mg/dL) cho các bệnh nhân ICU. Truyền insulin liên tục vẫn là liệu pháp được lựa chọn trong thời kỳ tăng glucose máu cấp và bệnh nhân nặng. Đối với những bệnh nhân không bị nặng, insulin cũng vẫn là chất được lựa chọn cho những bệnh nhân tăng đường huyết nặng, dùng insulin liều cao tại nhà, ĐTĐ típ 1, hoặc những người bị tăng glucose máu cấp do steroid. Ở những bệnh nhân bị tăng đường huyết từ nhẹ đến trung bình, việc sử dụng basal – bolus có hoặc không có thuốc viên có thể đơn giản hóa phác đồ điều trị (ít insulin hơn, tiêm ít hơn và ít hạ đường huyết hơn ở những người có nồng độ đường huyết thấp hơn ) so với các phác đồ insulin phức tạp thường liên quan đến hạ đường huyết do điều trị.
Việc sử dụng công nghệ điều trị ĐTĐ trong bệnh viện đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi. Kinh nghiệm thu được khi sử dụng các công nghệ như vậy trong môi trường bệnh viện trong đại dịch COVID-19 sẽ là vô giá.

ThS.BS. Nguyễn Văn Bằng
Trung tâm Nội tiết – Đái tháo đường FAMILY

Tài liệu tham khảo
1 Dhatariya K, Mustafa OG, Rayman G. Safe care for people with diabetes in hospital. Clin Med (Lond) 2020; 20: 21–27.
2 Moghissi ES, Korytkowski MT, DiNardo M, et al. American Association of Clinical Endocrinologists and American Diabetes Association consensus statement on inpatient glycemic control. Diabetes Care 2009; 32: 1119–31.
3 Umpierrez GE, Hellman R, Korytkowski MT, et al. Management of hyperglycemia in hospitalized patients in non-critical care setting: an Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab 2012; 97: 16–38.
4 Bode B, Garrett V, Messler J, et al. Glycemic characteristics and clinical outcomes of COVID-19 patients hospitalized in the United States. J Diabetes Sci Technol 2020; 14: 813–21.
5 Huang I, Lim MA, Pranata R. Diabetes mellitus is associated with increased mortality and severity of disease in COVID-19 pneumonia—a systematic review, meta-analysis, and meta-regression. Diabetes Metab Syndr 2020; 14: 395–403.
6 Zhu L, She Z-G, Cheng X, et al. Association of blood glucose control and outcomes in patients with COVID-19 and pre-existing type 2 diabetes. Cell Metab 2020; 31: 1068–77.e3.
7 Barron E, Bakhai C, Kar P, et al. Associations of type 1 and type 2 diabetes with COVID-19-related mortality in England: a whole- population study. Lancet Diabetes Endocrinol 2020; 8: 813–22.
8 Holman N, Knighton P, Kar P, et al. Risk factors for COVID-19- related mortality in people with type 1 and type 2 diabetes in England: a population-based cohort study. Lancet Diabetes Endocrinol 2020;8: 823–33.
9 Boucai L, Southern WN, Zonszein J. Hypoglycemia-associated mortality is not drug-associated but linked to comorbidities. Am J Med 2011; 124: 1028–35.
10 Robinson RT, Harris ND, Ireland RH, Lee S, Newman C, Heller SR. Mechanisms of abnormal cardiac repolarization during insulin-induced hypoglycemia. Diabetes 2003; 52: 1469–74.
11 Clement S, Braithwaite SS, Magee MF, et al. Management of diabetes and hyperglycemia in hospitals. Diabetes Care 2004; 27: 553–91.
12 Pasquel FJ, Fayfman M, Umpierrez GE. Debate on insulin vs non-insulin use in the hospital setting—is it time to revise the guidelines for the management of inpatient diabetes? Curr Diab Rep 2019; 19: 65.
13 American Diabetes Association. 7. Diabetes technology: standards of medical care in diabetes—2020. Diabetes Care 2021;44 (suppl 1): s85–99.
14 Davis GM, Galindo RJ, Migdal AL, Umpierrez GE. Diabetes technology in the inpatient setting for management of hyperglycemia. Endocrinol Metab Clin North Am 2020; 49: 79–93.
15 Boughton CK, Bally L, Martignoni F, et al. Fully closed-loop insulin delivery in inpatients receiving nutritional support: a two-centre, open-label, randomised controlled trial. Lancet Diabetes Endocrinol 2019; 7: 368–77.
16 Bally L, Thabit H, Hartnell S, et al. Closed-loop insulin delivery for glycemic control in noncritical care. N Engl J Med 2018; 379: 547–56.
17 Pasquel FJ, Umpierrez GE. Individualizing inpatient diabetes management during the coronavirus disease 2019 pandemic. J Diabetes Sci Technol 2020; 14: 705–07.
18 Galindo RJ, Aleppo G, Klonoff DC, et al. Implementation of continuous glucose monitoring in the hospital: emergent considerations for remote glucose monitoring during the COVID-19 pandemic. J Diabetes Sci Technol 2020; 14: 822–32.
19 American Diabetes Association. 15. Diabetes care in the hospital: standards of medical care in diabetes—2020. Diabetes Care 2020; 43 (suppl 1): S193–202.
20 Joint British Diabetes Societies for Inpatient Care group. https://abcd.care/joint-british-diabetes-societies-jbds-inpatient-care- group (accessed Jan 2, 2021).
21 Korytkowski M, Antinori-Lent K, Drincic A, et al. A pragmatic approach to inpatient diabetes management during the COVID-19 pandemic. J Clin Endocrinol Metab 2020; 105: 3076–87.
22 Bornstein SR, Rubino F, Khunti K, et al. Practical recommendations for the management of diabetes in patients with COVID-19. Lancet Diabetes Endocrinol 2020; 8: 546–50.
23 American Diabetes Association. Diabetes care in the hospital: standards of medical care in diabetes-2021. Diabetes Care 2021; 44 (suppl 1): s211–20.
24 Malcolm J, Halperin I, Miller DB, et al. In-hospital management of diabetes. Can J Diabetes 2018; 42 (suppl 1): s115–23.
25 Satpathy SV, Datta S, Upreti B. Utilization study of antidiabetic agents in a teaching hospital of Sikkim and adherence to current standard treatment guidelines. J Pharm Bioallied Sci 2016; 8: 223–28.
26 Rajendran R, Kerry C, Rayman G, on behalf of the MaGIC Study Group. Temporal patterns of hypoglycaemia and burden of sulfonylurea-related hypoglycaemia in UK hospitals: a retrospective multicentre audit of hospitalised patients with diabetes. BMJ Open 2014; 4: e005165.
27 Sultana G, Kapur P, Aqil M, Alam MS, Pillai KK. Drug utilization of oral hypoglycemic agents in a university teaching hospital in India. J Clin Pharm Ther 2010; 35: 267–77.
28 Roberts A, James J, Dhatariya K, on behalf of the Joint British Diabetes Societies for Inpatient Care. Management of hyperglycaemia and steroid (glucocorticoid) therapy: a guideline from the Joint British Diabetes Societies (JBDS) for inpatient care group. Diabet Med 2018; 35: 1011–17.
29 Van den Berghe G, Wouters P, Weekers F, et al. Intensive insulin therapy in critically ill patients. N Engl J Med 2001; 345: 1359–67.
30 The NICE-SUGAR Study Investigators. Intensive versus conventional glucose control in critically ill patients. N Engl J Med 2009; 360: 1283–97.
31 Jacobi J, Bircher N, Krinsley J, et al. Guidelines for the use of an insulin infusion for the management of hyperglycemia in critically ill patients. Crit Care Med 2012; 40: 3251–76.
32 Levy N, Hall GM. National guidance contributes to the high incidence of inpatient hypoglycaemia. Diabet Med 2019; 36: 120–21.
33 Kitabchi AE, Umpierrez GE, Miles JM, Fisher JN. Hyperglycemic crises in adult patients with diabetes. Diabetes Care 2009; 32: 1335–43.
34 Savage MW, Dhatariya KK, Kilvert A, et al. Joint British Diabetes Societies guideline for the management of diabetic ketoacidosis. Diabet Med 2011; 28: 508–15.
35 Palermo NE, Sadhu AR, McDonnell ME. Diabetic ketoacidosis in COVID-19: unique concerns and considerations. J Clin Endocrinol Metab 2020; 105: 2819–29.
36 Pasquel FJ, Tsegka K, Wang H, et al. Clinical outcomes in patients with isolated or combined diabetic ketoacidosis and hyperosmolar hyperglycemic state: a retrospective, hospital-based cohort study. Diabetes Care 2020; 43: 349–57.
37 Johnston KC, Bruno A, Pauls Q, et al. Intensive vs standard treatment of hyperglycemia and functional outcome in patients with acute ischemic stroke: the SHINE randomized clinical trial. JAMA 2019; 322: 326–35.
38 Gunst J, De Bruyn A, Van den Berghe G. Glucose control in the ICU. Curr Opin Anaesthesiol 2019; 32: 156–62.
39 Kramer AH, Roberts DJ, Zygun DA. Optimal glycemic control in neurocritical care patients: a systematic review and meta-analysis. Crit Care 2012; 16: R203.
40 Umpierrez G, Cardona S, Pasquel F, et al. Randomized controlled trial of intensive versus conservative glucose control in patients undergoing coronary artery bypass graft surgery: GLUCO-CABG trial. Diabetes Care 2015; 38: 1665–72.
41 Kreider KE, Lien LF. Transitioning safely from intravenous to subcutaneous insulin. Curr Diab Rep 2015; 15: 23.
42 Avanzini F, Marelli G, Donzelli W, et al. Transition from intravenous to subcutaneous insulin: effectiveness and safety of a standardized protocol and predictors of outcome in patients with acute coronary syndrome. Diabetes Care 2011; 34: 1445–50.
43 Umpierrez GE, Smiley D, Zisman A, et al. Randomized study of basal-bolus insulin therapy in the inpatient management of patients with type 2 diabetes (RABBIT 2 trial). Diabetes Care 2007; 30: 2181–86.
44 Umpierrez GE, Hor T, Smiley D, et al. Comparison of inpatient insulin regimens with detemir plus aspart versus neutral protamine hagedorn plus regular in medical patients with type 2 diabetes. J Clin Endocrinol Metab 2009; 94: 564–69.
45 Umpierrez GE, Smiley D, Jacobs S, et al. Randomized study of basal-bolus insulin therapy in the inpatient management of patients with type 2 diabetes undergoing general surgery (RABBIT 2 surgery). Diabetes Care 2011; 34: 256–61.
46 Schroeder JE, Liebergall M, Raz I, et al. Benefits of a simple glycaemic protocol in an orthopaedic surgery ward: a randomized prospective study. Diabetes Metab Res Rev 2012; 28: 71–75.
47 Umpierrez GE, Smiley D, Hermayer K, et al. Randomized study comparing a basal-bolus with a basal plus correction insulin regimen for the hospital management of medical and surgical patients with type 2 diabetes: Basal Plus trial. Diabetes Care 2013; 36: 2169–74.
48 Mader JK, Neubauer KM, Schaupp L, et al. Efficacy, usability and sequence of operations of a workflow-integrated algorithm for basal-bolus insulin therapy in hospitalized type 2 diabetes patients. Diabetes Obes Metab 2014; 16: 137–46.
49 Bueno E, Benitez A, Rufinelli JV, et al. Basal-bolus regimen with insulin analogues versus human insulin in medical patients with type 2 diabetes: a randomized controlled trial in Latin America. Endocr Pract 2015; 21: 807–13.
50 Bellido V, Suarez L, Rodriguez MG, et al. Comparison of basal-bolus and premixed insulin regimens in hospitalized patients with type 2 diabetes. Diabetes Care 2015; 38: 2211–16.
51 Vellanki P, Bean R, Oyedokun FA, et al. Randomized controlled trial of insulin supplementation for correction of bedtime hyperglycemia in hospitalized patients with type 2 diabetes. Diabetes Care 2015; 38: 568–74.
52 Gracia-Ramos AE, del Pilar Cruz-Domínguez M, Madrigal-Santillán EO, Morales-González JA, Madrigal-Bujaidar E, Aguilar-Faisal JL. Premixed insulin analogue compared with basal- plus regimen for inpatient glycemic control. Diabetes Technol Ther 2016; 18: 705–12.
53 Pasquel FJ, Lansang MC, Khowaja A, et al. A randomized controlled trial comparing glargine U300 and glargine U100 for the inpatient management of medicine and surgery patients with type 2 diabetes: Glargine U300 Hospital Trial. Diabetes Care 2020; 43: 1242–48.
54 Colunga-Lozano LE, Gonzalez Torres FJ, Delgado-Figueroa N, et al. Sliding scale insulin for non-critically ill hospitalised adults with diabetes mellitus. Cochrane Database Syst Rev 2018; 11: CD011296.
55 Christensen MB, Gotfredsen A, Nørgaard K. Efficacy of basal-bolus insulin regimens in the inpatient management of non-critically ill patients with type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis. Diabetes Metab Res Rev 2017; 33: e2885.
56 Lee Y-Y, Lin Y-M, Leu W-J, et al. Sliding-scale insulin used for blood glucose control: a meta-analysis of randomized controlled trials. Metabolism 2015; 64: 1183–92.
57 Umpierrez GE, Pasquel FJ. Management of inpatient hyperglycemia and diabetes in older adults. Diabetes Care 2017; 40: 509–17.
58 Roberts AW, Penfold S, on behalf of the Joint British Diabetes Societies (JBDS) for Inpatient Care. Glycaemic management during the inpatient enteral feeding of people with stroke and diabetes. Diabet Med 2018; 35: 1027–36.
59 Bogun M, Inzucchi SE. Inpatient management of diabetes and hyperglycemia. Clin Ther 2013; 35: 724–33.
60 Nobels F, Lecomte P, Deprez N, Van Pottelbergh I, Van Crombrugge P, Foubert L. Tight glycaemic control: clinical implementation of protocols. Best Pract Res Clin Anaesthesiol 2009; 23: 461–72.
61 Amir M, Sinha V, Kistangari G, Lansang MC. Clinical characteristics of patients with type 2 diabetes mellitus continued on oral antidiabetes medications in the hospital. Endocr Pract 2020; 26: 167–73.
62 Umpierrez GE, Korytkowski M. Is incretin-based therapy ready for the care of hospitalized patients with type 2 diabetes?: insulin therapy has proven itself and is considered the mainstay of treatment. Diabetes Care 2013; 36: 2112–17.
63 Umpierrez GE, Schwartz S. Use of incretin-based therapy in hospitalized patients with hyperglycemia. Endocr Pract 2014; 20: 933–44.
64 Umpierrez GE, Gianchandani R, Smiley D, et al. Safety and efficacy of sitagliptin therapy for the inpatient management of general medicine and surgery patients with type 2 diabetes:
65 a pilot, randomized, controlled study. Diabetes Care 2013; 36: 3430–35.
66 Vellanki P, Rasouli N, Baldwin D, et al. Glycaemic efficacy and safety of linagliptin compared to basal-bolus insulin regimen in patients with type 2 diabetes undergoing non-cardiac surgery: a multicentre randomized clinical trial. Diabetes Obes Metab 2019; 21: 837–43.
67 Garg R, Schuman B, Hurwitz S, Metzger C, Bhandari S. Safety and efficacy of saxagliptin for glycemic control in non-critically ill hospitalized patients. BMJ Open Diabetes Res Care 2017; 5: e000394.
68 Pérez-Belmonte LM, Gómez-Doblas JJ, Millán-Gómez M, et al. Use of linagliptin for the management of medicine department inpatients with type 2 diabetes in real-world clinical practice (Lina-Real-World Study). J Clin Med 2018; 7: 271.
69 Fayfman M, Galindo RJ, Rubin DJ, et al. A randomized controlled trial on the safety and efficacy of exenatide therapy for the inpatient management of general medicine and surgery patients with type 2 diabetes. Diabetes Care 2019; 42: 450–56.
70 Pasquel FJ, Gianchandani R, Rubin DJ, et al. Efficacy of sitagliptin for the hospital management of general medicine and surgery patients with type 2 diabetes (Sita-Hospital): a multicentre, prospective, open-label, non-inferiority randomised trial. Lancet Diabetes Endocrinol. 2017; 5: 125–33.
71 Gianchandani RY, Pasquel FJ, Rubin DJ, et al. The efficacy and safety of co-administration of sitagliptin with metformin in patients with type 2 diabetes at hospital discharge. Endocr Pract 2018; 24: 556–64.
72 Montejano L, Vo L, McMorrow D. Transitions of care for people with type 2 diabetes: utilization of antihyperglycemic agents pre- and post-hospitalization. Diabetes Ther 2016; 7: 91–103.
73 Pasquel FJ, Klein R, Adigweme A, et al. Metformin-associated lactic acidosis. Am J Med Sci 2015; 349: 263–67.
74 Cheng X, Liu Y-M, Li H, et al. Metformin is associated with higher incidence of acidosis, but not mortality, in individuals with COVID-19 and pre-existing type 2 diabetes. Cell Metab 2020; 32: 537–47.e3.
75 Lalau J-D, Kajbaf F, Bennis Y, Hurtel-Lemaire A-S, Belpaire F, De Broe ME. Metformin treatment in patients with type 2 diabetes and chronic kidney disease stages 3A, 3B, or 4. Diabetes Care 2018; 41: 547–53.
76 Iyengar R, Franzese J, Gianchandani R. Inpatient glycemic management in the setting of renal insufficiency/failure/dialysis. Curr Diab Rep 2018; 18: 75.
77 Bishay RH, Meyerowitz-Katz G, Chandrakumar D, et al. Evaluating the diabetes–cardiology interface: a glimpse into the diabetes management of cardiology inpatients in western Sydney’s ‘diabetes hotspot’ and the establishment of a novel model of care. Diabetol Metab Syndr 2018; 10: 90.
78 Deusenberry CM, Coley KC, Korytkowski MT, Donihi AC. Hypoglycemia in hospitalized patients treated with sulfonylureas. Pharmacotherapy 2012; 32: 613–17.
79 Stuart K, Adderley NJ, Marshall T, et al. Predicting inpatient hypoglycaemia in hospitalized patients with diabetes: a retrospective analysis of 9584 admissions with diabetes. Diabet Med 2017; 34: 1385–91.
80 Heaton PC, Desai VCA, Kelton CM, Rajpathak SN. Sulfonylurea use and the risk of hospital readmission in patients with type 2 diabetes. BMC Endocr Disord 2016; 16: 4.
81 Bolen S, Feldman L, Vassy J, et al. Systematic review: comparative effectiveness and safety of oral medications for type 2 diabetes mellitus. Ann Intern Med 2007; 147: 386–99.
82 Khalam A, Dilip C, Shinu C. Drug use evaluation of diabetes mellitus in hospitalized patients of a tertiary care referral hospital. J Basic Clin Physiol Pharmacol 2012; 23: 173–77.
83 Buse JB, Wexler DJ, Tsapas A, et al. 2019 update to: management of hyperglycaemia in type 2 diabetes, 2018. A consensus report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetologia 2020; 63: 221–28.
82 Thiruvenkatarajan V, Meyer EJ, Nanjappa N, Van Wijk RM, Jesudason D. Perioperative diabetic ketoacidosis associated with sodium-glucose co-transporter-2 inhibitors: a systematic review. Br J Anaesth 2019; 123: 27–36.
83 Damman K, Beusekamp JC, Boorsma EM, et al. Randomized, double-blind, placebo-controlled, multicentre pilot study on the effects of empagliflozin on clinical outcomes in patients with acute decompensated heart failure (EMPA-RESPONSE-AHF). Eur J Heart Fail 2020; 22: 713–22.
85 Abuannadi M, Kosiborod M, Riggs L, et al. Management of hyperglycemia with the administration of intravenous exenatide to patients in the cardiac intensive care unit. Endocr Pract 2013; 19: 81–90.
86 Kohl BA, Hammond MS, Cucchiara AJ, Ochroch EA. Intravenous GLP-1 (7-36) amide for prevention of hyperglycemia during cardiac surgery: a randomized, double-blind, placebo-controlled study. J Cardiothorac Vasc Anesth 2014; 28: 618–25.
87 Besch G, Perrotti A, Mauny F, et al. Clinical effectiveness of intravenous exenatide infusion in perioperative glycemic control after coronary artery bypass graft surgery: a phase II/III randomized trial. Anesthesiology 2017; 127: 775–87.
88 Polderman JAW, van Steen SCJ, Thiel B, et al. Peri-operative management of patients with type-2 diabetes mellitus undergoing non-cardiac surgery using liraglutide, glucose-insulin-potassium infusion or intravenous insulin bolus regimens: a randomised controlled trial. Anaesthesia 2018; 73: 332–39.
89 Lipš M, Mráz M, Kloučková J, et al. Effect of continuous exenatide infusion on cardiac function and peri-operative glucose control in patients undergoing cardiac surgery: a single-blind, randomized controlled trial. Diabetes Obes Metab 2017; 19: 1818–22.
90 Kaneko S, Ueda Y, Tahara Y. GLP1 receptor agonist liraglutide is an effective therapeutic option for perioperative glycemic control in type 2 diabetes within enhanced recovery after surgery (ERAS) protocols. Eur Surg Res 2018; 59: 349–60.
91 Hulst AH, Visscher MJ, Godfried MB, et al. Liraglutide for perioperative management of hyperglycaemia in cardiac surgery patients: a multicentre randomized superiority trial. Diabetes Obes Metab 2020; 22: 557–65.
92 Pasquel FJ, Gomez-Huelgas R, Anzola I, et al. Predictive value of admission hemoglobin A1c on inpatient glycemic control and response to insulin therapy in medicine and surgery patients with type 2 diabetes. Diabetes Care 2015; 38: e202–03.
93 Nauck MA, Meier JJ. Reduced COVID-19 mortality with sitagliptin treatment? Weighing the dissemination of potentially lifesaving findings against the assurance of high scientific standards. Diabetes Care 2020; 43: 2906–09.
94 Nyström T, Gutniak MK, Zhang Q, et al. Effects of glucagon-like peptide-1 on endothelial function in type 2 diabetes patients with stable coronary artery disease. Am J Physiol Endocrinol Metab 2004; 287: E1209–15.
95 Sokos GG, Bolukoglu H, German J, et al. Effect of glucagon-like peptide-1 (GLP-1) on glycemic control and left ventricular function in patients undergoing coronary artery bypass grafting. Am J Cardiol 2007; 100: 824–29.
96 Nathanson D, Ullman B, Löfström U, et al. Effects of intravenous exenatide in type 2 diabetic patients with congestive heart failure: a double-blind, randomised controlled clinical trial of efficacy and safety. Diabetologia 2012; 55: 926–35.
97 Makino H, Tanaka A, Asakura K, et al. Addition of low-dose liraglutide to insulin therapy is useful for glycaemic control during the peri-operative period: effect of glucagon-like peptide-1 receptor agonist therapy on glycaemic control in patients undergoing cardiac surgery (GLOLIA study). Diabet Med 2019; 36: 1621–28.
98 Pasquel FJ, Spiegelman R, McCauley M, et al. Hyperglycemia during total parenteral nutrition: an important marker of poor outcome and mortality in hospitalized patients. Diabetes Care 2010; 33: 739–41.
99 Laesser CI, Cumming P, Reber E, Stanga Z, Muka T, Bally L. Management of glucose control in noncritically ill, hospitalized patients receiving parenteral and/or enteral nutrition: a systematic review. J Clin Med 2019; 8: 935.
100 Hamdy O, Gabbay RA. Early observation and mitigation of challenges in diabetes management of COVID-19 patients in critical care units. Diabetes Care 2020; 43: e81–82.
101 Narwani V, Swafe L, Stavraka C, Dhatariya K. How frequently are bedside glucose levels measured in hospital inpatients on glucocorticoid treatment? Clin Med (Lond) 2014; 14: 327–28.
102 Burt MG, Drake SM, Aguilar-Loza NR, Esterman A, Stranks SN, Roberts GW. Efficacy of a basal bolus insulin protocol to treat prednisolone-induced hyperglycaemia in hospitalised patients. Intern Med J 2015; 45: 261–66.
103 Brady V, Thosani S, Zhou S, Bassett R, Busaidy NL, Lavis V. Safe and effective dosing of basal–bolus insulin in patients receiving high- dose steroids for hyper-cyclophosphamide, doxorubicin, vincristine, and dexamethasone chemotherapy. Diabetes Technol Ther 2014; 16: 874–79.
104 Khowaja A, Alkhaddo JB, Rana Z, Fish L. Glycemic control in hospitalized patients with diabetes receiving corticosteroids using a neutral protamine Hagedorn insulin protocol: a randomized clinical trial. Diabetes Ther 2018; 9: 1647–55.
105 Rayman G, Lumb AN, Kennon B, et al. Dexamethasone therapy in COVID-19 patients: implications and guidance for the management of blood glucose in people with and without diabetes. Diabet Med 2021; 38: e14378.
106 Dhatariya K, Levy N, Kilvert A, et al. NHS Diabetes guideline for the perioperative management of the adult patient with diabetes.
Diabet Med 2012; 29: 420–33.
107 Rollins KE, Varadhan KK, Dhatariya K, Lobo DN. Systematic review of the impact of HbA1c on outcomes following surgery in patients with diabetes mellitus. Clin Nutr 2016; 35: 308–16.
108 National Confidential Enquiry into Patient Outcome and Death. Perioperative diabetes: high and lows. 2018. https://www.ncepod. org.uk/2018pd.html (accessed Jan 7, 2021).
109 Fayfman M, Davis G, Duggan EW, et al. Sitagliptin for prevention of stress hyperglycemia in patients without diabetes undergoing general surgery: a pilot randomized study. J Diabetes Complications 2018; 32: 1091–96.
110 Cardona S, Tsegka K, Pasquel FJ, et al. Sitagliptin for the prevention of stress hyperglycemia in patients without diabetes undergoing coronary artery bypass graft (CABG) surgery.
BMJ Open Diabetes Res Care 2019; 7: e000703.
111 Cardona S, Tsegka KG, Jacobs S, et al. 60-OR: sitagliptin for the prevention and treatment of perioperative hyperglycemia in diabetic patients undergoing cardiac surgery. Diabetes 2019;
68 (suppl 1): 60-OR.
112 US FDA. FDA approves label changes to SGLT2 inhibitors regarding temporary discontinuation of medication before scheduled surgery. FDA approves label update to sodium glucose co-transporter-2 (SGLT2) inhibitors. https://www. europeanpharmaceuticalreview.com (accessed Jan 1, 2020).