1. Ý nghĩa và vai trò của các xét nghiệm đường máu theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2020
– Đường máu đói:Là chỉ số đường huyết được đo khi bệnh nhân nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng.Đây là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường
– Đường máu bất kỳ:Là chỉ số đường huyết được đo vào bất cứ lúc nào, không liên quan bữa ăn và có thể tiến hành nhiều lần trong ngày.
– Đường máu Hba1C:Làđolượng glycohemoglobin trong hồng cầu. Hba1C còn dùng để đánh giá nồng độ đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 23 tháng vừa qua. Qua đó bác sỹ có thể đánh giá kết quả điều trị trong khoảng thời gian này.
– Nghiệm pháp dung nạp đường: Được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng 1 lượng glucose tương đương với 75g glucose khan hòa tan trong nước. Nghiệm pháp này được dùng để chẩn đoán tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường lâm sàng và đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ.
– Theo dõi đường huyết liên tục (Continuous glucose monitoringCGM): Là hệ thống giúp theo dõi lượng đường trong dịch mô kẽ một cách liên tục bao gồm một đầu đọc cầm tay và một đầu cảm biến được đeo ở mặt sau cánh tay.
– Theo hướng dẫn từ Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) tháng 1 năm 2021, việc theo dõi đường huyết liên tục sẽ giúp kiểm soát đồng thời cả 3 yếu tố đồng thời hỗ trợ nhân viên y tế cá thể hóa điều trị trên từng bệnh nhân.
Thứ nhất, kiểm soát Hba1C.
Thứ hai, giảm dao động đường huyết.
Thứ ba, giảm nguy cơ hạ đường huyết.
2.2. Sự khác biệt giữa theo dõi đường liên tục (CGM) và theo dõi đường thông thường (BGM)?
– Thay vì lấy kết quả đo đường glucose từ máu, kết quả đo đường của máy CGM được lấy từ dịch kẽ (lớp chất lỏng được bao quanh các tế bào của mô bên dưới da). Đo lượng glucose trong máu thường cho kết quả sớm hơn 5-10ph so với glucose trong dịch kẽ.
– Vì vậy việc theo dõi đường máu liên tục bằng CGM hoàn toàn có thể thay thế phương pháp lấy máu ngón tay thông thường.
2.3. Thông số cần lưu ý theo dõi trong kiểm soát đường máu bằng CGM
– Thời gian đường nằm trong khoảng mục tiêu: Time in Range (TIR) là thông số quan trọng để đánh giá mức độ dao động đường và mức HbA1C.
+ TIR = 70% tương ứng với HbA1c 7%. Mỗi 10% TIR tăng lên tương ứng với HbA1c giảm đi 0,8%.
+ Mỗi 10% TIR giảm đồng nghĩa bệnh lý võng mạc tăng lên 64% và Albumin niệu vi lượng tăng 40%.
Đồng Thuận Quốc tế năm 2019 đã cập nhật các thông số mục tiêu quan trọng trong thực hành lâm sàng, bao gồm thời gian trong, trên và dưới khoảng mục tiêu cho các đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2.
– Thời gian đường huyết nằm trong khoảng mục tiêu (TIR) 70- 180 mg/dL phải chiếm ít nhất 70% thời gian trong ngày.
Đối với bệnh nhân nhỏ hơn 25 tuổi, nếu mức HbA1c mục tiêu là 7.5% thì TIR khoảng 60%.
2.3. Ưu điểm của thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM)?
– Không cần lấy máu đầu ngón tay.
– Phát hiện được hạ đường huyết cả ngày lẫn đêm.
– Phát hiện được dao động đường huyết.
– Kích thước nhỏ gọn kín đáo.
– Dễ dàng gắn lên da và thoải mái cho bệnh nhân trong 14 ngày sử dụng.
– Chống nước: có thể đeo trong lúc tắm, bơi lội hoặc tập luyện thể dục.
2.4. Những đối tượng nên sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM)?
– Đối tượng đang tiêm insuline nhiều mũi (thường trên 3 mũi/ngày).
– Cần phải theo dõi glucose nhiều lần trong ngày (hơn 4 lần/ngày).
– Cần phải điều chỉnh liều insuline thường xuyên.
– Có nhiều cơn hạ đường huyết, hạ đường huyết không nhận biết.