1.Tại sao cần biết lượng đường trong thực phẩm?
Thức ăn, đồ uống có chứa một lượng chất đường bột nhất định. Khi vào cơ thể, lượng chất đường bột này sẽ được hấp thu qua ruột và đưa vào trong máu.Tùy vào bản chất của mỗi loại thực phẩm, chúng sẽ ảnh hưởng tới đường máu theo nhiều cách khác nhau. Người bệnh ĐTĐ cần nhận biết được lượng đường trong các loại thực phẩm để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
2.Có phải mới đồ ngọt có chứa đường không?
Đa số sản phẩm đều chứa đường. Nhưng không phải tất cả thực phẩm chứa đường đều có vị ngọt. Đường trong thực phẩm ở 2 dạng chính:
– Đường bổ sung: Thường có vị ngọt và làm tăng đường máu nhanh.
Đường, sữa đặc, mật ong, nước ngọt, bánh kẹo…
– Đường tự nhiên: Ở dạng tinh bột, dạng phức trong thực phẩm tự nhiên, có thể không có vị ngọt nhưng vẫn làm tăng đường máu.
Ngũ cốc, trái cây, rau, ..
Đặc biệt, một số thực phẩm chứa đường nhân tạo, có vị ngọt nhưng không gây ra đường.
Đường nhân tạo
3. Làm sao để biết thực phẩm ảnh hưởng đến đường máu nhiều hay ít?
Khả năng ảnh hưởng đến đường máu của một thực phẩm phụ thuộc vào 2 yếu tố: hàm lượng đường và chỉ số đường của thực phẩm.
– Hàm lượng đường: Thể hiện số lượng chất đường bột chứa trong loại thực phẩm đó. Có những thực phẩm chứa nhiều chất đường bột. Cũng có những loại hầu như không chứa chất đường bột.
– Chỉ số đường (viết tắt là GI): Thể hiện mức làm tăng đường máu sau khi ăn một thực phẩm so với uống đường glucose. GI của đường glucose được quy ước là 100. Chỉ số đường thấp (0 – 55), chỉ số đường trung bình (56 – 69), chỉ số đường cao (70 – 100).
4. Nhận biết lượng đường trong các loại thực phẩm
Có thể phân loại thực phẩm ra thành các nhóm như sau:
Bs.Lê Thanh Nhàn
Trung tâm nội tiết- đái tháo đường Family