I ốt và sức khỏe tuyến giáp

1. I-ốt là gì?

I-ốt là một khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của tuyến giáp. Tuyến giáp sử dụng i-ốt để sản xuất các hormone quan trọng, như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), hai hormone đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất, phát triển và tăng trưởng của cơ thể.

Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp sẽ không thể hoạt động bình thường, gây ra các rối loạn như suy giáp hoặc bướu cổ. Đặc biệt, thiếu i-ốt trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Ngược lại, hấp thụ quá nhiều i-ốt cũng có thể gây hại, đặc biệt ở những người có bệnh lý cường giáp.

Do đó, cần đảm bảo cung cấp đủ i-ốt thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm bổ sung. Đặc biệt, việc bổ sung cần phải phù hợp cho từng đối tượng: người bình thường, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

2. Nhu cầu I-ốt hằng ngày cho mỗi người là bao nhiêu?

– Trẻ em dưới 6 tháng: 110 microgram (mcg)

– Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 130 mcg

– Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 90 mcg

– Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 90 mcg

– Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 120 mcg

– Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: 150 mcg

– Người lớn từ 19 tuổi: 150 mcg

– Phụ nữ mang thai: 220 – 250 mcg

– Phụ nữ cho con bú: 290 mcg

3. I-ốt có ở trong thực phẩm nào?

I-ốt có mặt tự nhiên ở trong các loại thực phẩm như hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng. Đặc biệt, từ năm 1993, các chương trình bổ sung i-ốt quốc gia đã thúc đẩy việc bổ sung i-ốt vào muối và gia vị hằng ngày. Do vậy, chúng ta thường thấy các loại muối i-ốt, nước mắm i-ốt được bán trên thị trường, giúp giảm tỷ lệ người thiết i-ốt tại Việt Nam.

3.1. Muối hầm i-ốt

1g muối hầm có chứa khoảng 20mcg i-ốt. Nhu cầu muối mỗi ngày là 5mg, vì vậy, dùng muối hầm mỗi ngày đã bổ sung thêm khoảng 100mcg i-ốt cho cơ thể.

Ngược lại, muối tinh không chứa i-ốt. Những người đang bị cường giáp có thể sử dụng muối tinh để hạn chế lượng i-ốt ăn vào hằng ngày.

3.2. Những loại thực phẩm khác

Nhiều loại thực phẩm cũng chưa i-ốt với hàm lượng cao như cá tuyết, rong biển, sữa… Việc nhận biết lượng i-ốt trong thực phẩm rất cần thiết để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp.

Cùng tham khảo hàm lượng i-ốt trong một số loại thực phẩm nhé!