Theo dõi an toàn bệnh mãn tính trong mùa dịch cúm

Cúm là một bệnh lý đường hô hấp, thường gặp theo mùa, có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm.

Đối với một số bệnh cúm thông thường, diễn biến nhẹ thời gian phục hồi trong vòng từ 3 đến 7 ngày.

Hiện nay có nhiều chủng virus cúm như:A(H3N2), cúm A(H1N1), H5N1, H7N9, cúm B và cúm C, Corona.

Bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Thông thường sẽ bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên một số đối tượng như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh thận, đái tháo đường có hệ miễn dịch yếu thì cúm sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí tử vong do biến chứng.

Trong mùa đông, mùa xuân thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, nơi tập trung đông người càng là yếu tố thuận lợi cho virus cúm phát triển lây lan mạnh.

Vậy bệnh cúm có khả năng lây nhiễm như thế nào? 

Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Lây qua đường giọt bắn như nước bọt khi ho và nói chuyện, bắn qua không khí vào các vật dụng sinh hoạt như điện thoại, bề mặt bàn, tay nắm cửa….không được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thì đây là một trong những khả năng lây nhiễm của cúm.

Dấu hiệu và triệu chứng của Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột bắt đầu từ 24h đến 48h sau khi tiếp xúc với virus cúm. Đối với virus corana sau 14 ngày.

Các triệu chứng thường gặp như:

  • Cảm giác ớn lạnh
  • Sốt từ 38 – 40 độ C
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng
  • Khó thở, đau ngực
  • Đau cơ, đau nhức đầu
  • Cảm giác mệt mỏi.

Với các triệu chứng trên thông thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu có triệu chứng như sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, ho, khó thở, viêm phổi… và đặc biệt người đang mắc bệnh mãn tính thì cần tới cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để nâng cao sức đề kháng dự phòng cúm?

Để dự phòng cúm nâng cao sức đề kháng, chúng ta phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủvà duy trì lối sống lành mạnh.

Cung cấp đúng và đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất, kiểm soát đường máu đúng mục tiêu điều trị không để đường máu quá cao hoặc quá thấp.

Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm và cân bằng có vai trò quan trọng với chức năng của hệ miễn dịch. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sau đây sẽ là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.Duy trì các bữa ăn trong ngày, ăn đủ 3 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ.

Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm (Protein) trong các bữa ăn hàng ngày

  • Đạm (Protein) có nhiều trong thịt, cá, tôm, cá hồi, hàu, sò,trứng…ngoài ra còn có trong các loại đậu đỗ…Tùy vào từng độ tuổi và bệnh lý sẽ quy đổi số gram phù hợp. Thông thường số gram tương đương 1 khứa cá 50 -80g, mực 100 g, trứng 1 quả, thịt heo, gà, bò 50 -60g, đậu phụ 100g, 1 con cua vừa 250g, tôm khoảng 150g
  • Nên phối hợp đa dạng đạm từ động vật và thực vật trong bữa ăn. Lượng đạm cần phải đạt được từ 20-30% khẩu phần năng lượng chung cho một bữa ăn.
  • Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.

Bổ sung chất béo (Lipid)

  • Nên dùng 1 lượng nhỏ tốt nhất từdầu thực vật như dầu oliu, dầu cải,dầu đậu nành, đậu phộng…Và những chất béo từ động vật hoặc dầu đã qua chế biến nhiều lần thì nên hạn chế

Cung cấp Tinh bột (Glucid) trong các bữa ăn hàng ngày

  • Tinh bột chiếm 40-50% khẩu phần năng lượng chung cho một bữa ăn. Như là cơm, bún, mì, miếng, khoai lang…Có thể quy đổi như sau: 1 chén cơm 140g cơm= 2 củ khoai lang= 2 chén cháo= 1 ổ bánh mì hoặc 4 lát sanwich nhỏ

Bổ sung thực phẩm vitamin và khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa,tăng cường hệ miễn dịch như:

  • Nhóm vitamin A,E,C,Seliumcó trong các rau củ quả đậm màu(cà rốt, đu đủ, bông cải/xúplơ…). Ngoài ra có trong các động vật như cá hồi, cá trích, cá mòi và các loại hải sản khác. Nên ăn cá và hải sản ít nhất 2 lần mỗi tuần.
  • Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin D: Vì mùa cúm thường lây lan vào  mùa đông xuân tức là mùa lạnh thì cũng đồng nghĩa là chúng taít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy cần bổ sung vitamin D vào những mùa này là điều cực kì quan trọng.

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm:

  • Lưu ý mỗi ngày uống không dưới 1500ml nước ấm.
  • Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Lưu ý người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát mới uống.
  • Có thể dùng các loại trà như trà gừng ấm, nước chanh sả ấm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Ăn chín uống sôi.
  • Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
  • Hạn chế ăn động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc.
  • Tránh tiếp xúc gia cầm, vật nuôi
  • Nếu phải đi hàng quán cần lựa chọn những nơi uy tín đảm bảo vệ sinh, tránh quán cóc, vỉa hè, nơi tập trung đông người..

Ngoài vấn đề về dinh dưỡng chúng ta cần lưu ý về vấn đề gì trong mùa dịch cúm?

  • Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng nếu trên, cần phải tăng cường tập luyện thể lực, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường làm việc, vệ sinh nhà cửa, lau chùi bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, người nước ngoài.
  • Sử dụng khẩu trang y tế khi đi vào nơi công cộng, đến bệnh viện, siêu thị, chợ….đền chùa.
  • Rửa tay thường xuyên bằng cồn sát khuẩn nhanh hoặc xà phòng >20 giây.

Cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh dịch bệnh do virus cúm có hiệu quả:

  • Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
  • Thường xuyên súc họng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn miệng.
  • Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
  • Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông, bớt đi lễ hội, chùa chiền, nhà thờ.
  • Ăn uống nghỉ ngơi điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn tăng cường sức đề kháng.
  • Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay đúng cách (Đối với khẩu trang y tế thông thường: Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên, che kín cả mũi lẫn miệng, tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác)
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt.
  • Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn cho nhân viên y tế để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp.