Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết phổ biến toàn cầu, gây ra những biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm. Tiêu thụ đường quá mức có thể dẫn tới béo phì, bệnh lý tim mạch và các vấn đề sức khoẻ khác. Vậy, có mối liên quan giữa ăn nhiều đường và đái tháo đường type 2?
Mặc dù ăn nhiều đường không trực tiếp gây ra đái tháo đường type 2, nhưng một số bằng chứng gợi ý rằng có khả năng ăn nhiều đường gây ra đái tháo đường type 2.
Một nghiên cứu hồi cứu năm 2016 chỉ ra rằng tiêu thụ đường quá nhiều có mối liên quan trực tiếp và gián tiếp tới đái tháo đường, tuy nhiên các số liệu không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này gợi ý cơ chế trực tiếp dẫn tới đái tháo đường khi ăn nhiều đường Fructose. Gan hấp thu fructose không hợp lý dẫn tới tăng gan nhiễm mỡ và giảm nhạy cảm insulin. Giảm nhạy cảm insulin dẫn tới tăng đường máu trường diễn và hậu quả đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, các tác giả không đưa ra được cơ trực tiếp dẫn đến đái tháo đường type 2 khi ăn nhiều đường.
Năm 2013 một nghiên cứu trên 175 quốc gia cho thấy ăn nhiều đường tăng tỷ lệ đái tháo đường. Đặc biệt, cứ mỗi 150 calo tăng thêm trong 1 ngày ở mỗi người, thì tăng tỷ lệ đái tháo đường thêm 1%. Tỷ lệ này giữ nguyên khi các nhà nghiên cứu kiểm soát các yếu tố khác dẫn tới đái tháo đường như béo phì, vận động, tổng lượng năng lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên, Một nghiên cứu tổng quan được xuất bản năm 2017 trên 25261 người được chia ra làm 2 nhóm: tiêu thụ nhiều đường và tiêu thụ ít đường (đường nói chung, đường fructose, đường sucrose). Kết quả nghiên cứu chỉ ra không có mối liên quan giữa tiêu thụ nhiều đường (đặc biệt Fructose) và tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
Như vậy, mối liên quan giữa tiêu thụ nhiều đường và đái tháo đường type 2 còn đang bàn cãi. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị lượng đường nên tiêu thụ theo Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA):
- Nam giới: không quá 9 muỗn caphe, 36 gram, 150 calo từ đường
- Nữ giới: không quá 6 muỗn caphe, 25 gram hoặc 100 calo từ đường
- Năng lượng từ đường không quá 10% tổng năng lượng hàng
Điều dưỡng: Huỳnh Thị Bích Hoanh – Trung tâm nội tiết Family, Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo
- Stanhope KL. Sugar consumption, metabolic disease and obesity: The state of the controversy. Crit Rev Clin Lab Sci. 2016;53(1):52–67. doi:10.3109/10408363.2015.1084990
- Basu S, Yoffe P, Hills N, Lustig RH (2013) The Relationship of Sugar to Population-Level Diabetes Prevalence: An Econometric Analysis of Repeated Cross-Sectional Data. PLoS ONE 8(2): e57873. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0057873
- Tsilas CS, de Souza RJ, Mejia SB, et al. Relation of total sugars, fructose and sucrose with incident typee 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis of prospective cohort studies. CMAJ. 2017;189(20):E711–E720. doi:10.1503/cmaj.160706